Dùng Lễ để tiết chế cảm xúc, hình thành mối quan hệ ứng xử tốt đẹp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 86 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Dùng Lễ để tiết chế cảm xúc, hình thành mối quan hệ ứng xử tốt đẹp

đường.

3.2.3. Dùng Lễ để tiết chế cảm xúc, hình thành mối quan hệ ứng xử tốt đẹp. đẹp.

Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển nhân cách của con người. Cảm xúc của con người thể hiện thông qua: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi.

Cảm xúc của lứa tuổi học sinh THPT rất mạnh, nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của học sinh, thúc đẩy học sinh làm cả điều tốt lẫn điều xấu, đồng thời, cảm xúc nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến hành vi sai lệch trong tư tưởng, nhân cách và lối sống của học sinh.

Ở độ tuổi THPT, học sinh nằm trong giai đoạn phát triển mạnh về tâm sinh lý, là thời kỳ chuyển từ độ tuổi thiếu niên sang thanh niên, cảm xúc lúc cao

đẹp, lúc sợ hãi, lúc bối rối, nhiều học sinh cùng một lúc có những cảm xúc trái ngược về một sự việc, cùng một sự việc nhưng trong một thời gian ngắn lại có cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau…

Học sinh THPT tiếp xúc với rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, thông qua đó, vai trò, vị trí trong các mối quan hệ đó cũng khác nhau. Chẳng hạn, lúc ở nhà, vừa làm con, vừa làm anh, làm chị, vừa làm em, vừa làm cô chú, vừa làm cháu chắt… Khi đến trường, lúc thì trong mối quan hệ với bạn bè, lúc khác trong mối quan hệ thầy - trò…điều này đòi hỏi các em phải có những ứng xử đúng đắn, phù hợp trong các mối quan hệ đó. Tuy nhiên, vì là lứa tuổi chưa trưởng thành, chín chắn về mặt tâm lý, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu kỹ năng sống dẫn đến trong một số trường hợp các em có hành vi không làm chủ được cảm xúc và hành động của mình. Biểu hiện đó là, nói chuyện riêng trong giờ học mặc dù thường hay gặp nhau trên lớp học, về nhà thường liên lạc với nhau, học theo nhóm…nhưng không bao giờ hết chuyện; xem giáo viên ngang hàng với mình, nhất là những giáo viên trẻ mới ra trường, các em quan niệm rằng, cùng một thế hệ trẻ với nhau nên hay đùa giỡn, nói leo khi thầy cô giảng bài, thậm chí một số học sinh còn có biểu hiện chọc ghẹo giáo viên cho vui, gặp những thầy cô dễ tính thường nói chuyện gần gũi để tạo không khí hòa đồng thì đó là cơ hội cho học sinh lấn tới như: nói những từ ngữ nội dung thiếu văn hóa, khoác vai, nói trổng… Nếu gặp những giáo viên khó tính thì học sinh là thanh minh rằng do lỡ lời hoặc có hành động giận hờn, thậm chí là ghét giáo viên; nói leo trong giờ học, khi giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời thì không giơ tay phát biểu ý kiến, chỉ ngồi im thin thít còn đến lúc giáo viên đưa ra lời giải thì ngồi dưới nói theo lời giảng, thậm chí một số học sinh còn thể hiện rằng mình giỏi giang, thích gây sự chú ý cho lớp bằng cách giảng theo và cho ra đáp án khi giáo viên đang say sưa giảng bài; rung đùi, nhịp chân, dùng bút viết, thước kẻ…gây ra âm thanh

trong lớp học, đây là hành động thường thấy nhiều ở học sinh nam, mặc dù bản thân đang chép bài và nghe giáo viên giảng bài; ngáp, ngủ gật trong lớp, điều này gây ảnh hưởng tới các học sinh khác trong lớp, học sinh cho rằng việc này xảy ra là do giáo viên và do tiết học quá nhàm chán nhưng bản thân học sinh không biết rằng ngáp, ngủ là một phần do chính bản thân mình có thể do thức khuya học bài, lên mạng, chơi game…; muốn gây gổ đánh nhau với các bạn trong lớp và những học sinh ở các lớp khác, điều này thể hiện học sinh muốn chứng tỏ bản lĩnh “cái tôi” của mình khi người khác chê trách hoặc đánh giá thấp bản thân mình, làm trái ý mình hoặc không cho tham gia các hoạt động liên quan đến trò chơi… thậm chí là có hành vi thiếu kiềm chế dẫn đến bạo lực với giáo viên khi giáo viên đối xử không công bằng, hoặc giáo viên dùng bạo lực để áp đặt học sinh đi theo khuôn phép do mình đặt ra, vụ việc minh chứng rõ nhất là học sinh Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Phúc Nghĩa đánh lại giáo viên Trần Anh Tuấn trong giờ Hóa vào sáng ngày 20/01/2014 tại lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn.

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển chung của xã hội, môi trường giáo dục cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, việc áp dụng quan niệm Lễ của Khổng Tử không nên thực hiện một cách quá cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường cần phải tạo ra môi trường sư phạm mà ở đó có tôn ti trật tự, thầy cho ra thầy, trò cho ra trò. Để việc giáo dục học sinh thực hiện tốt quy định của nhà trường, tuân theo những chuẩn mực đạo đức thì đội ngũ giáo viên cần phải hội tụ những yếu tố cơ bản đó là: khả năng giao tiếp, phương pháp dạy học, tri thức, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh. Đồng thời, người thầy phải biết linh hoạt trong mối quan hệ ứng xử, vừa là thầy để truyền đạt kiến thức, vừa là cha mẹ để gần gũi, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em để có biện pháp giáo dục kịp thời, phù

hợp, vừa là anh chị để khuyên răn, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn, vừa là bạn bè để chia sẻ niềm vui buồn trong cuộc sống…

Ngoài ra, nhà trường cần phải giáo dục học sinh biết cách tiết chế cảm xúc trong mối quan hệ gia đình. Đó là, phải giữ thái độ đúng chuẩn mực, đúng bổn phận của mình, không được có hành vi vô lễ với ông bà cha mẹ, anh chị thậm chí trong trường hợp ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình làm điều không phù hợp, bởi vì, điều này có thể giải quyết thông qua cách giải thích hoặc nhờ người thân giúp đỡ. Đối với các em của mình thì phải biết gương mẫu, nhường nhịn, giúp đỡ; trong mối quan hệ với xã hội, nhà trường cần phải giáo dục cho học sinh kỹ năng sống cơ bản để nhận biết cái đúng và cái sai, cái phù hợp và không phù hợp, cái tốt và cái xấu…để tránh xa các thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội như nói tục chửi thề, gây gổ đánh nhau, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, đi xe lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, tham gia cá độ, cờ bạc, sử dụng các chất kích thích (hút thuốc, uống rượu, ma túy…)…

Như vậy, dùng Lễ để tiết chế cảm xúc, hình thành mối quan hệ ứng xử là điều cần thiết trong việc giáo dục đạo đức học sinh, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ học sinh bậc THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định có hành vi lệch chuẩn đạo đức như hiện nay. Việc dùng Lễ để tiết chế cảm xúc học sinh có vai trò quan trọng trong việc ngăn cấm điều xấu ngay lúc chưa hình thành ra, khiến cho học sinh dần dần hướng tới điều thiện, làm theo điều thiện, điều tốt đẹp cho xã hội, tránh xa cái xấu, cái ác. Bởi vì “lễ nghi lần lần làm thay đổi ít nhất là cái bề ngoài của con người” [14, tr. 84].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan niệm lễ của khổng tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bình định hiện nay (Trang 86 - 89)