6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT
BHYT
1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT. BHYT.
Định nghĩa về tuyên truyền, chủ tịch Hồ Chí minh cho rằng: "Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân theo, dân làm. Nếu không
đạt mục đích đó là tuyên truyền thất bại".
- Nhƣ vậy, tuyên truyền có ba nội dung chủ yếu là:
+ Thông tin để tuyên truyền (gồm cả định hƣớng thông tin); + Giáo dục và vận động ngƣời dân;
+ Tổ chức mọi ngƣời đi tới hành động.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT là khâu đầu tiên để ngƣời lao động, đơn vị SDLĐ và mọi ngƣời dân có sự hiểu biết về các chính sách về BHYT, về trách nhiệm cũng nhƣ quyền lợi mà mình đƣợc hƣởng. Đây là hoạt động để đƣa chính sách BHYT đến gần dân hơn. Có nhiều trƣờng hợp đánh mất quyền lợi mà BHYT mang lại khi ốm đau, bệnh tật do không ít ngƣời vẫn chƣa hiểu đúng giá trị, bản chất của chính sách BHYT hiện nay, nhiều ngƣời dân vẫn lầm tƣởng đây là một hình thức “kinh doanh” bảo hiểm.
Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT:
- Giúp ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh hiểu rơ các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với công tác BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHYT cho ngƣời lao động, BHYT toàn dân;
- Góp phần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT; qua đó tăng cƣờng lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách BHYT, triển khai thực hiện Luật BHYT ở các cấp, các ngành và toàn xã hội,
- Đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHYT.
Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT:
- Phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ƣu việt của chính sách BHYT; lợi ích của BHYT đối với mỗi ngƣời dân và toàn xã hội; về mức đóng, mức hƣởng, phƣơng thức tham gia, thủ tục tham gia BHYT; làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đơn vị, trƣờng học, doanh nghiệp… trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT.
- Các quan điểm, chủ trƣơng, nhiệm vụ và giải pháp về BHYT, nhất là mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp chủ yếu đƣợc nêu trong Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, đề án Chiến lƣợc phát triển Ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 1215/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục tăng cƣờng quán triệt Chỉ thị số 38- CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”, Nghị quyết số 21 -NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”, Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”, Chƣơng trình hành động số 26-CTr/TU ngày 25/10/2013 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21 -NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020” và các chủ trƣơng, chính sách khác về BHXH, BHYT.
nhấn mạnh các kết quả quan trọng, nhƣ: Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thực hiện BHXH, BHYT ngày càng hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nƣớc về BHXH, BHYT đƣợc tăng cƣờng. Đối tƣợng tham gia BHYT ngày càng tăng, quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT đƣợc bảo đảm; các chế độ chính sách đối với ngƣời tham gia BHYT đƣợc thực hiện kịp thời, đúng quy định, thủ tục hành chính đƣợc rút gọn. Công tác tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí KCB BHYT đƣợc cải thiện cả về chất lƣợng và quy trình, thủ tục. Ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách xã hội, ngƣời có công, trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc tiếp cận, thụ hƣởng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở.
- Tuyên truyền, làm rõ sự cần thiết, ý nghiã của việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT và sửa đổi Luật BHXH; những nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi) và Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung). Tập trung phân tích những điểm mới quan trọng có tính đột phá, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHYT ban hành trƣớc đây. Nhƣ: Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc đƣợc áp dụng đối với các đối tƣợng theo quy định của Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung), để chăm sóc sức khoẻ, không vì mục đích lợi nhuận do nhà nƣớc tổ chức thực hiện; bổ sung quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ đƣợc giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi. Ngƣời thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lƣơng cơ sở. Ngƣời thứ hai, thứ ba, thứ tƣ đóng lần lƣợt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Từ ngƣời thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Định kỳ ba tháng, sáu tháng hoặc một năm, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT; quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi ngƣời bệnh có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lƣơng cơ sở, trừ trƣờng hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT đặc biệt là đối tƣợng ngƣời nghèo, bảo trợ xã hội, thân nhân ngƣời có công với cách mạng…
- Biểu dƣơng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHYT; chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, tham mƣu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tình huống phát sinh và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, đời sống của công nhân, ngƣời lao động; biểu dƣơng, nhân rộng những mô hình tiên tiến nhƣ các địa phƣơng, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt về chính sách BHXH, BHYT, vận động đƣợc nhiều đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT; đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm pháp luật về BHYT, nhƣ: Doanh nghiệp trốn đóng, nợ BHYT cho ngƣời lao động, trục lợi quỹ BHYT… Đấu tranh, phê phán việc lợi dụng một số điểm còn bất cập của Luật BHYT để xuyên tạc ý nghĩa nhân văn của bộ Luật này.
Tiêu chí đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT:
- Đội ngũ tuyên truyền viên về BHYT đƣợc bồi dƣỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ trong năm;
- Nội dung tuyên truyền liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của đối tƣợng tham gia BHYT đƣợc phổ biến cho ngƣời dân.
- Kinh phí đƣợc đầu tƣ cho công tác tuyên truyền. - Hình thức tuyên truyền đƣợc đổi mới.
- Phạm vi đối tƣợng đƣợc tuyên truyền hàng năm.