Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam có những chuyển biến tích cực và trong khu vực có những mặt nổi trội về tăng trƣởng kinh tế (tổng sản phẩm năm 2016 tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trƣớc).

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012-2016 không có sự chuyển dịch đáng kể , đƣợc thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (2012-2016)

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Ngành 2012 2013 2014 2015 2016 (ƣớc tính) Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

6,026 6,147 6,469 6,774 6,466 Công nghiệp và xây

dựng

12,679 14,080 16,520 19,829 26,711 - Công nghiệp 10,706 11,873 14,311 17,528 24,129 Dịch vụ 12,028 13,906 15,730 17,680 16,132

Tổng 30,733 34,133 38,719 44,283 49,309

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Nam)

Qua bảng 2.4, cho thấy, khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2016 chiếm 40,15%). Sản xuất công nghiệp chế tạo chế biến vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với ngành công nghiệp và nền kinh tế của tỉnh (năm 2016, chiếm 80,7% toàn ngành công nghiệp).

với quá trình phát triển kinh tế nhằm đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lƣợng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng nhƣ ngoại tỉnh. Trung bình mỗi năm ra đời khoảng 640 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên gần 4.800, giải quyết việc làm cho 120 nghìn lao động. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi tăng dần lên hàng năm, từ 46,5% năm 2013 lên 49% năm 2014. Các doanh nghiệp này đã đóng góp 90% thu ngân sách, trong đó các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đóng góp trên 60%. Khu vực FDI cũng đóng góp đáng kể với mức đóng góp bình quân hàng năm hơn 500 tỷ đồng cho NSNN và hơn 70% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân còn thấp. Quy mô nền kinh tế có tăng trƣởng nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ. GDP bình quân đầu ngƣời còn thấp so với cả nƣớc. Thực tế công nghiệp dẫn dắt tăng trƣởng của tỉnh Quảng Nam vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và tiểu thủ công nghiệp. Thiếu công nghiệp hỗ trợ nên chƣa thể tận dụng cơ hội, chƣa hấp dẫn FDI và xuất khẩu hạn chế. Sự hạn hẹp của ngân sách không đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu về xã hội và môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)