Nghĩa của việc tạo động lực thúc đẩy trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 25 - 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.1.3. nghĩa của việc tạo động lực thúc đẩy trong các doanh nghiệp

- Tạo động lực cho người lao động giúp cho người lao động có nhiều hơn các sáng kiến và sáng tạo trong công việc. Họ sẽ nỗ lực tìm tòi, học hỏi và hoàn thiện các kĩ năng của bản thân để có thể đáp ứng tốt nhất cho công việc hiện tại và phấn đấu cho các vị trí cao hơn trong tương lai. Như vậy, tạo động lực thúc đẩy người lao động chính là giúp họ có thể thỏa mãn các nhu cầu ở cấp bậc cao nhất: cấp bậc tự hoàn thiện bản thân.

- Tạo động lực thúc đẩy người lao động tốt khiến hiệu quả công việc được tăng lên đáng kể do tiến bộ của các kĩ năng cũng như tinh thần làm việc của người lao động. Điều đó cũng có ý nghĩa là doanh nghiệp có thể tăng tối đa lợi nhuận thu về, tạo cơ sở để tiếp tục tạo động lực cho người lao động. Quá trình này như một vòng quay giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh.

- Mặt khác, tác dụng của tạo động lực cho người lao động làm gia tăng sự trung thành của người lao động với tổ chức, với doanh nghiệp. Đó là cách để doanh nghiệp giữ gìn và thu hút nhân tài, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường.

Nội dung tạo động lực thúc đẩy người lao động

Các yếu tố về tiền lương Các yếu tố vềđiều kiện làm việc Các yếu tố về tinh thần Cơ hội được đào tạo Các yếu tố về sự thăng tiến

- Tạo động lực thúc đẩy người lao động sẽ dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp tăng cao, vì vậy sẽ mang lại thu nhập tăng cao cho chính bản thân người lao động.

Như vậy, tạo động lực thúc đẩy người lao động là một hoạt động vô cùng quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 25 - 26)