Phong phú hóa các hoạt động tinh thần

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 100 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.3.Phong phú hóa các hoạt động tinh thần

a. Giáo dc người lao động v truyn thng, văn hóa ca Công ty và xây dng bu không khí làm vic tích cc

Việc giáo dục về truyền thống, qui chế của Công ty giúp người lao động biết rõ về lịch sử hình thành, các truyền thống, các nội quy, qui định của Công ty, họ sẽ ý thức, tự hào hơn về nơi mình đã, đang và sẽ gắn bó, từ đấy họ sẽ có quyết tâm cố gắng lao động và cống hiến nhiều hơn nữa cho Công ty của mình. Việc giáo dục về nội quy, qui chế của Công ty cần được thực hiện thông qua việc phát hành sổ tay Công ty, trong đấy, thể hiện các nội dung cơ bản: Lịch sử hình thành của Công ty, các nội quy qui định, chính sách đối với người lao động, trích luật Lao động, qui chế thưởng, cách tính lương ...để người lao động xem khi cần thiết.

Không ngừng bồi dưỡng cho người lao động tinh thần làm việc chăm chỉ, sáng tạo, ham học hỏi trong công việc, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho người lao động. Xây dựng lòng yêu nghề, yêu Công ty, tinh thần phấn đấu vì sự phát triển bền vững của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt để CBCNV có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết lẫn nhau.

b.Nâng cao mi quan h gia lãnh đạo vi nhân viên cp dưới

Để phát huy sức mạnh tập thể trong đội ngũ nhân viên, lãnh đạo nên đưa ra mục tiêu và truyền cảm hứng làm việc cho những lao động cấp dưới. Muốn vậy, bản thân người lãnh đạo cũng phải có động lực làm việc, phải yêu công việc của mình thì mới có thể kêu gọi cấp dưới cùng đồng lòng giải quyết công việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo phải tích cực trau dồi kiến thức, kĩ năng giải quyết công việc, nghiệp vụ giỏi để cấp dưới tôn trọng và nghe theo.

Xây dựng mối quan hệ với nhân viên tích cực cả trong công việc lẫn cuộc sống.

Cần minh bạch, công khai trong đánh giá nhận xét thành tích nhân viên của bộ phận và đảm bảo tính dân chủ để nâng cao tính công bằng và tạo sự đoàn kết cho người lao động của bộ phận mình và của cả Công ty.

Quan tâm, tạo điều kiện cho người lao động phản hồi ý kiến và lắng nghe ý kiến đặc biệt là những người lao động có trình độ học vấn, tuổi đời trẻ và kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Khi nhận thấy ý kiến của người lao động không phù hợp thì phải giải thích rõ ràng cho họ hiểu và nhận ra vấn đề. Ngược lại, khi thấy ý kiến tốt thì nên ghi nhận, xem xét triển khai thực hiện đồng thời tuyên dương người lao động có ý tưởng tốt.

Lãnh đạo Công ty cũng cần mềm dẻo trong việc phê bình, kỷ luật nhân viên để họ có thể nhận ra cái sai với thái độ sửa chữa tích cực nhất. Trước hết, lãnh đạo cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra lỗi của người lao động, xem xét

một cách toàn diện từ nội bộ Công ty cũng như tìm hiểu những lí do cá nhân của người lao động có thể gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, lãnh đạo có thể gặp riêng người lao động để trao đổi, hoặc có thể trước các cá nhân khác, tuy nhiên cần tạo bầu không khí cởi mở để người lao động dễ dàng nhận ra cái sai của mình. Sau đó, lãnh đạo cũng không quên tiếp tục tạo điều kiện để khuyến khích người lao động bằng việc giao những nhiệm vụ mới, thách thức mới, và khen thưởng khi người đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 100 - 102)