Nâng cao đời sống tinh thần người lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3. Nâng cao đời sống tinh thần người lao động

Ở góc độ doanh nghiệp, đời sống tinh thần là tất cả những gì thuộc về trạng thái tâm lý con người, không thể định lượng được như: đảm bảo đủ việc làm cho mỗi người, đánh giá đúng thành quả của người lao động, đảm bảo được sự công bằng, thưởng phạt khen chê đúng lúc, đúng chỗ, tổ chức tốt các phong trào thi đua, văn thể mỹ…Đó là sự phấn khích hay không phấn khích, sự cố gắng hay uể oải, sự nỗ lực hay trì trệ, lòng nhiệt tình hay đối phó, sự hy sinh hay né tránh công việc…

Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần là dùng những biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần như quan tâm, chăm sóc, động viên, tuyên dương, khen thưởng để kích thích tính tích cực làm việc của người lao động.

Quan điểm coi hoạt động tinh thần là công cụ tạo động lực thúc đẩy xuất phát từ sự vận dụng nhu cầu bậc cao hơn nhu cầu vật chất trong tháp bậc nhu cầu của Maslow. Khi nhu cầu tinh thần được đáp ứng, tính tích cực của người lao động sẽ được phát huy, người lao động sẽ hưng phấn làm việc với niềm hăng say, ra sức sáng tạo, nhiệt tình cống hiến, hy sinh, gắn bó đoàn kết với đồng nghiệp, tổ chức, đơn vị.

Để hoạt động tinh thần trở thành động lực thì cần phải chú ý đến:

- Xây dựng môi trường văn hóa Công ty, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị; nêu gương tốt trong công việc.

- Đảm bảo công bằng trong lao động. Công bằng là một nhu cầu bậc cao của con người. Thỏa mãn nhu cầu công bằng thực chất là tôn trọng người lao động và trở thành động lực tinh thần khuyến khích có hiệu quả cao.

- Tạo bầu không khí tâm lý vui tươi, lành mạnh, tinh thần làm việc tích cực của mọi người trong doanh nghiệp.

- Chú ý đến các nhu cầu vui chơi, giải trí của người lao động.

- Tổ chức các phong trào thi đua, nêu gương tốt trong công việc thường xuyên trong doanh nghiệp. Thi đua sẽ động viên người lao động không ngừng tăng năng suất lao động, triệt để tiết kiệm các nguồn vật chất và lao động. Thi đua còn là phương tiện thu hút rộng rãi những người lao động tham gia vào quản lý sản xuất, giáo dục quan hệ lao động, nâng cao trách nhiệm, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động.

- Thưởng phạt công minh. Con người ai cũng có ưu điểm và nhược điểm. Do vậy, cần có thưởng phạt, khen chê thì mới trở nên tốt hơn và làm

việc tốt hơn. Nếu khen thưởng không chính xác, công bằng và công khai, người có thành tích không được khen thưởng hoặc được khen thưởng không xứng đáng thì không chỉ làm mất tác dụng và ý nghĩa của công tác này mà còn làm cho phong trào thi đua không đạt được mục tiêu đề ra và mất niềm tin đối với người lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 33 - 35)