Đặc điểm về các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 44 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.2. Đặc điểm về các nguồn lực

a. Ngun nhân lc

Đội ngũ lao động của Vinatex Đà Nẵng hiện nay có tổng cộng 2944 người. Số lượng lao động lớn với nhiều thành phần nguồn gốc khác nhau. Trong đó lao động nữ chiếm đa số, và đây chính là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất.

Tình hình lao động của Vinatex Đà Nẵng được thể hiện qua bảng cơ cấu lao động qua các năm ở bảng 2.1.

Bng 2.1: Cơ cu lao động ti Vinatex Đà Nng t năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (lđ) (%) (lđ) (%) (lđ) (%) Tổng số lao động 2736 100% 2979 100% 2944 100% 1. Theo giới tính a. Nam 469 17.14% 439 14.70% 484 16.44% b. Nữ 2267 82.86% 2540 85.30% 2460 83.56% 2. Theo trình độ a. Trên Đại học 1 0.04% 2 0.07% 4 0.14% b. Đại học 118 4.31% 125 4.20% 140 4.76% c. Cao đẳng 124 4.53% 135 4.53% 156 5.30% d. Trung cấp 220 8.04% 228 7.65% 208 7.07% e. PTTH hoặc THCS 2273 83.08% 2489 83.55% 2436 82.74% 3. Theo độ tuổi a. Dưới 25 tuổi 1479 54.06% 1703 57.17% 1675 56.90% b. Từ 26-35 890 32.53% 905 30.38% 899 30.54% c. Từ 36-45 240 8.77% 241 8.09% 241 8.19% d. Từ 46 tuổi trở lên 127 4.64% 130 4.36% 129 4.38% 4. Theo tính chất lao động a. Lao động gián tiếp 107 3.91% 112 3.76% 110 3.74% b. Lao động trực tiếp 2629 96.09% 2867 96.24% 2834 96.26% 5. Theo chức danh a. Quản lí 136 4.97% 108 3.63% 90 3.06% b.Chuyên viên 238 8.70% 227 7.62% 234 7.95% c. Lao động phổ thông 2362 86.33% 2644 88.75% 2620 88.99% (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, Vinatex Đà Nẵng)

Công ty phải quản lí một số lượng lao động rất lớn với nhiều thành phần nguồn gốc và trình độ khác nhau, chính vì vậy, việc quản lí, kiểm tra và

giám sát tình hình sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi Công ty phải có một bộ phận chuyên trách có nhiệm vụ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kịp thời đáp ứng, giúp người lao động yên tâm công tác tốt.

Số lượng lao động của Công ty tăng mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế toàn cầu đang từng bước hồi phục, các thị trường chính của Công ty có dấu hiệu khởi sắc, nên Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc để tăng thêm số lượng chuyền may phục vụđơn hàng. Năm 2013 số lượng lao động giảm đi chút ít là do Công ty đang thực hiện chiến lược giảm giờ làm, nâng cao năng suất.

Cơ cấu lao động tại Vinatex Đà Nẵng với đặc thù lao động nữ chiếm đa số do tính chất của ngành may đòi hỏi sự siêng năng, khéo léo, chịu khó ở nữ giới. Tuy nhiên, một hạn chế dễ nhận thấy đó là lao động nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều gây mất ổn định về lao động. Điều này đòi hỏi công ty phải có những giải pháp để giải quyết đầy đủ quyền lợi của lao động nữ theo quy định của pháp luật, đồng thời khuyến khích lao động nữ giãn thời gian mang thai, báo trước kế hoạch sinh đẻ để Công ty bố trí nhân sự thay thế trong thời gian thai sản.

Lực lượng lao động trẻ chiếm đa số, tạo được sự năng nổ, linh hoạt trong công việc và tiếp thu nhanh chóng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, do tuổi trẻ nên rất dễ thay đổi, lại không có nhiều gánh nặng gia đình, nên nếu Công ty không có những chính sách đãi ngộ hợp lí sẽ dễ dàng nghỉ việc, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Công ty.

Công ty đã ngày càng chú trọng đến chất lượng, trình độ lao động, bằng chứng là tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Mặc dù còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong cơ cấu lao động của Công ty nhưng đây là lực lượng nòng cốt tham gia vào hoạt động quản lí, kinh doanh của Công ty, góp phần to lớn trong việc phát triển Công ty. Bên cạnh đó, do phần lớn

lao động trực tiếp chỉ đạt trình độ phổ thông, nên để tăng chất lượng cho đội ngũ này, trong tương lai Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách đào tạo. Ngoài ra, Công ty cũng cần có chính sách hợp lí để động viên đội ngũ cán bộ kĩ thuật, lao động có trình độ gắn bó lâu dài với Công ty.

Tỷ lệ lao động quản lí có xu hướng giảm, lí do là Công ty đang cắt giảm cấp quản lí bậc trung, nhằm tiết kiệm chi phí và triển khai thông tin nhanh chóng. b. Ngun lc tài chính Bng 2.2.Tình hình tài chính ca Vinatex Đà Nng t 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu VND TT CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 2013 A Tổng tài sản 146,867 170,582 220,812

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 5,420 3,156 2,840 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2,500 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 33,941 36,853 60,971 4 Hàng tồn kho 44,121 53,919 74,588 5 Tài sản ngắn hạn khác 4,797 7,238 4,690 7 Tài sản cốđịnh 53,967 63,060 69,023 8 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 603 603 1,203 9 Tài sản dài hạn khác 4,018 5,753 4,996 B Nguồn vốn 146,867 170,582 220,812 1 Nợ ngắn hạn 122,799 111,896 164,700 2 Nợ dài hạn 7,996 32,175 28,023 3 Vốn chủ sở hữu 15,202 25,756 27,664 4 Lợi ích của cổđông thiểu số 869 755 425

Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng khá cao, 60% trong năm 2012 và tăng lên mức 62% trong năm 2013, tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho (chiếm khoảng 34%) và các khoản phải thu (chiếm khoảng 28%). Trong khi vòng quay hàng tồn kho không có nhiều biến động (bình quân vào khoảng 6 vòng/năm), sự sụt giảm tốc độ vòng quay các khoản phải thu từ 11 vòng xuống còn 8 vòng trong năm 2013 đã tạo áp lực về nhu cầu vốn lưu động, Công ty tiếp tục phải gia tăng quy mô vốn tài trợ với công cụ truyền thống là vay tín dụng. Để giải quyết, Công ty cần cơ cấu lại nguồn vốn đảm bảo tính phù hợp của cơ cấu nguồn vốn hiện tại. Muốn vậy, bộ phận kinh doanh cần phát huy vai trò đàm phán với khách hàng để rút ngắn thời gian thu hồi nợ; đồng thời phải phối hợp với bộ phận kế hoạch tính toán thời gian mua hàng hợp lí, tránh tình trạng nguyên phụ liệu mua về sớm chưa cần cho nhu cầu sản xuất, lại phải vay nợ để trả tiền mua hàng.

c. Ngun lc cơ s vt cht

Công ty hiện có 01 xí nghiệp may, 03 nhà máy may và 01 phân xưởng thêu, với hơn 3.000 loại máy móc trong đó hệ thống máy móc chuyên dùng có công nghệ tiên tiến đạt 200 máy. Ngoài ra Công ty còn có 01 cửa hàng trung tâm.

Bng 2.3: Phân b trang thiết b, dây chuyn sn xut

STT ĐƠN VỊ DÂY CHUYỀN/

TỔ THÊU THIẾT BỊ

1 Xí nghiệp may 1 7 388

2 Nhà máy may Thanh Sơn 18 1466

3 Nhà máy may Dung Quất 24 1610

4 Nhà máy may Phù Mỹ 10 485

5 Trung tâm thương mại dệt may 43

6 Phân xưởng thêu 3 3

Các máy móc trong dây chuyền sản xuất có tính đồng bộ cao, các trang thiết bị phục vụ cho công việc luôn sẵn có để đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động. Công nghệ sản xuất hàng may mặc của Công ty được khách hàng đánh giá là có uy tín trên thị trường xuất khẩu hiện nay.

Bng 2.4: Giá tr tài sn cđịnh giai đon 2010-2012

ĐVT: Triệu VND STT TSCĐ 2011 2012 2013 1 TSCĐ hữu hình 44,260 52,880 59,090 2 TSCĐ vô hình 5,290 5,340 5,280 3 TSCĐ thuê tài chính 2,780 2,580 2,380 4 Chi phí XD CBDD 1,600 2,240 2,250 TỔNG 53,960 63,060 69,020 So với năm trước 116.86% 109.45%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính, Vinatex Đà Nẵng)

Giá trị TSCĐ tăng đều qua các năm là do Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ cho nhu cầu thị trường. Với cơ sở vật chất như vậy, đòi hỏi Công ty phải có nguồn nhân lực dồi dào, được động viên để đạt được năng suất, hiệu quả cao nhất, tạo năng lực cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng (Trang 44 - 49)