Đồng nhất hành động với các giá trị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 91 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đồng nhất hành động với các giá trị

- Chú trọng thực hiện viễn cảnh tƣơng lai của công ty. Đây sẽ là định hƣớng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp công ty. Bởi vì các giá trị văn hóa của doanh nghiệp chỉ đƣợc nâng cao hơn khi có một viễn cảnh rõ ràng, hƣớng dẫn suy nghĩ và hành động của các thành viên trong công ty và là căn cứ để phát xét hành vi trong thực tế.

- Để đƣa các giá trị văn hóa mới đƣợc xác lập vào quá trình hoạt động của công ty. Luận văn nhận thấy rằng cần phải có biện pháp thích hợp để duy trì những giá trị đã tồn tại trên tinh thần kế thừa và phát huy, vừa khẳng định và phát triển các giá trị văn hóa mới. Thông qua việc đào tạo bài bản và theo

nhu cầu công việc để giúp mọi ngƣời có đƣợc những kiến thức cần thiết cho quá trình làm việc.

- Chú trọng việc thực hiện khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh và tạo cơ hội thăng tiến cho mọi CBCNV trong công ty. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả quy trình đánh giá thành tích, loại bỏ tƣ tƣởng chủ nghĩa bình quân. Công tác thi đua khen thƣởng không chỉ dành cho những sáng kiến, ý tƣởng tạo nên năng suất lao động cao, mà còn dành cho những ngƣời làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, không sai phạm trong công việc. Đề cao việc phê bình trong đánh giá thi đua khen thƣởng.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể ở các phòng ban chức năng trong công ty. Chẳng hạn, phòng kế toán – tổng hợp cần: Tham mƣu cho ban giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với ngƣời lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; nghiên cứu, đề xuất các phƣơng án cải tiến doanh nghiệp quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh; hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc; ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống có sự diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay; giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vốn đầu tƣ vào các dự án và tình hình kinh doanh dịch vụ của công ty; theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác

Để đồng nhất các giá trị cốt lõi của công ty, luận văn kiến nghị cần chú trọng vào việc xây dựng các yếu tố sau:

* Các yếu tố góp phần đồng nhất giá trị “hợp tác cùng phát triển” của các CBCNV tại công ty Memco:

- Trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp, các kiến thức liên quan đến kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong công việc, chú trọng việc nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, có trí tuệ cho đội ngũ cán bộ quản lý.

- CBCNV ở các Phòng ban, tổ sản xuất chủ động phối hợp với nhau trong thực hiện công việc, hoặc đối với các cơ quan ban ngành bên ngoài và các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề hoặc trên cùng địa bàn nhƣ ban quản lý các KCN Đà Nẵng, ban quản lý khu công nghiệp Hòa Cầm, Sở khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng nhằm ký các thoả thuận về hợp tác và xin hỗ trợ việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp các chƣơng trình chuyển giao trong nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai các chƣơng trình, đề tài, dự án.

- Công bố công khai hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện chuẩn mực, đảm bảo thông tin đến đƣợc từng đối tƣợng trong công ty. Thực hiện đánh giá 360o, và thông tin đánh giá thƣờng xuyên đƣợc phản hồi cho mọi ngƣời biết theo nguyên tắc đã đƣợc thống nhất và tôn trọng con ngƣời.

- Chủ động thảo luận mang tính xây dựng trong các hội nghị, hội thảo đƣợc các sở ban ngành trong thành phố tổ chức. Các đơn vị trong công ty luôn hoàn thành công việc đúng hạn.

- Môi trƣờng làm việc, các chế độ chính sách, phong cách lãnh đạo cũng là một nhân tố tạo ra sự đồng thuận và hợp tác với nhau trong doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thƣởng hợp lý thúc đẩy mọi ngƣời nỗ lực làm việc.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm. Đây là một kỹ năng quan trọng cho sự hợp tác và làm việc cùng nhau trong doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy công việc thực hiện trôi chảy và phát triển.

* Chất lƣợng sản phẩm đầu ra là một yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở sản xuất và kinh doanh nào. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thƣơng hiệu” của một đơn vị kinh doanh, là

niềm tin của ngƣời sử dụng “sản phẩm” và là động lực của ngƣời lao động. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm đầu ra đã trở thành một nhu cầu vừa bức xúc trƣớc mắt, vừa là định hƣớng cho tƣơng lai.

Có thể đồng nhất giá trị “cam kết về chất lượng” thông qua các hoạt động nhƣ sau:

- Lựa chọn đúng hƣớng đi và chủng loại sản phẩm. Định hƣớng chung của công ty là đáp ứng nhu cầu vật tƣ và thiết bị y tế của ngƣời dân. Do đó, trong quá trình xây dựng chủng loại sản phẩm cần phải tạo ra tính đặc thù. Tính đặc thù đó đƣợc hiểu là tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng vƣợt trội hoặc là chủng loại quý hiếm mà các đối thủ cạnh tranh khác rất khó để sản xuất đƣợc. Muốn đƣợc nhƣ vậy, công ty phải có một đội ngũ bán hàng thâm nhập thị trƣờng từ đó xác lập hƣớng đi đúng đắn cho công ty theo nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty phải kiên quyết và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giảm tỷ lệ các sản phẩm lỗi, hao hụt trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, phải hết sức quan tâm trong việc cập nhật, phổ cập và liên tục kiến thức về khả năng ngoại ngữ, tin học cho nhân viên. Để họ có thể cập nhật các thông tin về gói thầu mua vật tƣ và thiết bị y tế của các bệnh viện trong nƣớc và nƣớc ngoài; hƣớng đi cho việc phát triển sản xuất vật tƣ và thiết bị y tế ở Việt Nam và thế giới.

- Trình độ lao động của doanh nghiệp. Trong tất cả các hoạt động sản xuất, xã hội, nhân tố con ngƣời luôn luôn là nhân tố căn bản, quyết định tới chất lƣợng của các hoạt động đó. Nó đƣợc phản ánh thông qua trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của từng lao động trong doanh nghiệp. Trình độ của ngƣời lao động còn đƣợc đánh giá thông qua sự hiểu biết, nắm vững về phƣơng pháp, công nghệ, quy trình sản xuất, các tính năng, tác dụng của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sự chấp

hành đúng quy trình phƣơng pháp công nghệ và các điều kiện đảm bảo an toàn trong doanh nghiệp. Để nâng cao chất lƣợng quản lý trong doanh nghiệp cũng nhƣ nâng cao trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tƣ phát triển và bồi dƣỡng cần phải đƣợc coi trọng. Công ty phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học, đảm bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trƣờng làm việc an toàn, vệ sinh cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có các chính sách động viên, khuyến khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông qua chế độ thƣởng phạt nghiêm minh. Mức thƣởng phạt phải phù hợp, tƣơng ứng với phần giá trị mà ngƣời lao động làm lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý. Các yếu tố sản xuất nhƣ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở trình độ cao song không đƣợc tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng. Không những thế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phƣơng pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để mô hình và phƣơng pháp tổ chức sản xuất đƣợc hoạt động có hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lƣợng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liền với trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lƣợng, chính sách chất lƣợng, chƣơng trình và kế hoạch chất lƣợng nhằm xác định đƣợc mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến. Trên thực tế, sự ra đời của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của quản lý trong qúa trình thiết kế, tổ chức sản xuất, cung ứng và các dịch vụ sau khi bán hàng.

- Chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Cần chú trọng, đầu tƣ tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lƣợng, đƣợc kiểm định các tiêu chuẩn về y tế uy tín. Khi nhập nguyên vật liệu về, nhân viên kế toán kho cũng nhƣ thủ kho phải trực tiếp giám sát để số lƣợng, chất lƣợng của nguyên vật liệu đúng với những cam kết đã đặt hàng từ nhà cung cấp. Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lƣợng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng; sản phẩm ra đời với chất lƣợng cao. Ngƣợc lại, không thể có đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm đƣợc việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất với chất lƣợng cao, kịp thời, đầy đủ và đồng bộ? Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc, nếu nhƣ doanh nghiệp xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đáng giá nhu cầu về thị trƣờng (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản lý... - Đổi mới dây chuyển công nghệ, gia tăng hàm lƣợng chất xám và tự động hóa. Dây chuyền công nghệ tác động rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công nghệ... ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, thật khó tin rằng với trình độ công nghệ, máy móc ở mức trung bình mà có thể cho ra đời các sản phẩm có chất lƣợng cao. Ngƣợc lại, cũng không thể nhìn nhận rằng cứ đổi mới công nghệ là có thể có đƣợc những sản phẩm chất lƣợng cao, mà chất

lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên vật liệu, trình độ quản lý, trình độ khai thác và vận hành máy móc, thiết bị... Đối với các doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt thì chất lƣợng sản phẩm chịu ảnh hƣởng rất nhiều. Do đó, trình độ của các doanh nghiệp về công nghệ, thiết bị máy móc phụ thuộc vào rất nhiều và không thể tách rời trình độ công nghệ thế giới. Bởi nếu không, các doanh nghiệp sẽ không thể theo kịp đƣợc sự phát triển trên thế giới trong điều kiện đa dạng hoá, đa phƣơng hoá. Chính vì lý do đó mà doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lƣợng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng thì doanh nghiệp đó cần có chính sách công nghệ phù hợp và khai thác sử dụng có hiệu quả các công nghệ và máy móc, thiết bị hiện đại, đã đang và sẽ đầu tƣ.

- Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp. Theo quan điểm quản trị chất lƣợng sản phẩm hiện đại, mặc dù công nhân là ngƣời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhƣng ngƣời quản lý lại là ngƣời phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, tỷ lệ chất lƣợng sản phẩm liên quan đến những vấn đề trong quản lý chiếm tới 80%. Do vậy, họ phải nhận thức đƣợc rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay nghề ngƣời công nhân mà còn do chính bản thân mình. Trên thực tế, liệu đã có nhà quản lý nào đặt cho chính họ những câu hỏi nhƣ: Họ bố trí lao động đã hợp lý chƣa? Việc bố trí có phát huy đƣợc khả năng, trình độ tay nghề của ngƣời công nhân hay không? Sản phẩm sản xuất với chất lƣợng kém có phải do con ngƣời, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay do nguyên nhân nào khác... Thêm vào đó, chính sách chất lƣợng và kế hoạch chất lƣợng đƣợc lập ra dựa trên những nghiên cứu, thiết kế của các lãnh đạo doanh nghiệp. Quan điểm của họ có ảnh hƣởng rất lớn tới việc thực hiện chất lƣợng trong toàn công ty. Điều này chứng tỏ rằng, chỉ có nhận thức đƣợc trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp thì mới có cở sở thực hiện việc cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp.

* Các hoạt động góp phần việc đồng nhất giá trị “nề nếp và trách nhiệm”:

- Công ty cần thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động: nghiêm túc chấp hành giờ giấc làm việc, đi làm đúng giờ; ra về đúng theo giờ qui định của công ty, nghỉ giải lao đúng theo qui định; không làm việc riêng, nói chuyện phiếm trong giờ làm việc; chấp hành nghiêm các qui định vệ sinh an toàn lao động; đảm bảo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả của công việc khác đƣợc phân công; tham gia xây dựng công ty thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Đội ngũ CBCNV phải nhiệt tình và trách nhiệm khi khách hàng đến tìm hiểu và làm ăn buôn bán với công ty.

- Khuyến khích các bộ phận trong công ty Memco đề ra phong cách làm việc chuyên nghiệp (đi đúng giờ, chuẩn bị tài liệu trƣớc khi đi họp…). Đây chính là căn cứ để sau này dùng đánh giá việc thực hiện chuẩn mực của CBCNV trong công ty. Nội dung trong các cuộc họp trong công ty cần đƣợc cải tiến sao cho có hiệu quả. Trong thời gian qua các cuộc họp của công ty Memco có một số hạn chế nhƣ: có những cuộc họp không cần thiết, thiếu sự chuẩn bị tốt, đi họp trễ, bỏ về giữa chừng, làm việc riêng trong giờ họp, việc điều hành cuộc họp lan man không đi vào trọng tâm.

- CBCNV phải có thái độ lịch sự trong giao tiếp, trang phục phải gọn gàng, lịch sự. Tác phong niềm nở, tận tình, chu đáo, khẩn trƣơng, hiệu quả trong giải quyết công việc liên quan đến khách hàng. Mỗi CBCNV phải có tinh thần hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, trách nhiệm trong thực hiện công việc đƣợc giao.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên văn phòng phải là ngƣời gƣơng mẫu đi đầu, không vi phạm chuẩn mực dù bất cứ điều kiện nào. Trong những trƣờng hợp bất khả kháng thì phải có thông tin truyền thông cho mọi ngƣời biết. Không chỉ bằng hành động mà ngay cả trong lời nói các nhà lãnh đạo

cũng cần thể hiện ý kiến ủng hộ hệ thống chuẩn mực mới. Ngoài ra ngƣời

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)