Giai đoạn 2 Truyền đạt sứ mệnh và các giá trị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Giai đoạn 2 Truyền đạt sứ mệnh và các giá trị

Sau khi đã xác định đƣợc giá trị cốt lõi và sứ mệnh của doanh nghiệp, nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cao là truyền luồng sinh khí này đến từng thành viên trong doanh nghiệp. Làm sao cho mọi ngƣời nhận ra và ý thức đƣợc các giá trị đó là của tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp, không phải của riêng ai. Đó là những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đang nắm giữ, cùng với sứ mệnh đã đƣợc thừa nhận. Tại đó, các giá trị văn hoá, trật tự đạo đức… đƣợc tất cả các thành viên thừa nhận và bình đẳng.

Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ doanh nghiệp hay từ doanh nghiệp ra bên ngoài và ngƣợc lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một doanh nghiệp. Trƣớc hết là sự chia sẻ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp có đƣợc phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng đƣợc cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho ngƣời khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thông

cũng là nét văn hoá doanh nghiệp bởi đó là cách thức giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, ý kiến đƣợc truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hƣớng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phƣơng tiện truyền thống hay hiện đại.

Truyền thông nội bộ không chỉ nhắm đến việc thông báo hay truyền đạt đƣợc thông điệp mà còn nhắm đến mục tiêu cao hơn là kết nối chiến lƣợc của doanh nghiệp với vai trò và hiệu quả của từng nhân viên.

Truyền thông và giao tiếp chính là yếu tố nền tảng giúp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, một môi trƣờng đƣợc xây dựng dựa trên hệ thống tôn chỉ, thƣơng hiệu, quy trình và môi trƣờng làm việc. Truyền thông nội bộ tốt góp phần tạo ra niềm cảm hứng, lôi cuốn và gắn kết lâu dài nhân viên với doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất đều truyền thông nhất quán chiến lƣợc.

Tuỳ theo từng qui mô doanh nghiệp mà có thể thông qua các cuộc họp thăm dò ở từng bộ phận từ trực tiếp đến gián tiếp. Hoặc đƣa ra các hƣớng dẫn cụ thể hàng ngày, hàng tháng…và đƣợc tích hợp từ mục tiêu ngắn hạn cho đến dài hạn.

Thông qua các phƣơng tiện cổ động, các hoạt động hành vi của doanh nghiệp…góp phần thúc đẩy việc truyền đạt các giá trị cốt lõi và các cam kết của doanh nghiệp đến từng nhân viên. Để tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hành động theo các cam kết doanh nghiệp đã đƣa ra và hƣớng đến.

Các cá nhân trong doanh nghiệp phải đồng tâm thay đổi hành vi của họ hƣớng đến các giá trị để tạo ra một môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp nhƣ mong muốn. Ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp phải là những ngƣời đi đầu trong việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Các thành viên cần phải hiểu rõ những gì đƣợc mong đợi từ họ và phải biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế. [3]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)