Giai đoạn 1 Làm rõ sứ mệnh và các giá trị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 28 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Giai đoạn 1 Làm rõ sứ mệnh và các giá trị

Đây là quá trình làm rõ các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp và xây dựng sứ mệnh của doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đƣa một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc. Lựa chọn giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo không trái với các giá trị văn hóa của quốc gia, vùng, miền trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các giá trị này đƣợc toàn thể thành viên doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ, tôn vinh và các thành viên trong doanh nghiệp cùng ứng xử theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị cốt lõi này trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy mọi ngƣời làm việc, là hạt nhân liên kết mọi ngƣời trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung.

Các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp đƣợc xây dựng và lựa chọn dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. Có thể quan tâm đến bốn căn căn cứ quan trọng nhƣ sau:

- Văn hóa quốc gia, dân tộc, vùng miền. Các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp nếu đi ngƣợc với các giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc, vùng, miền thì sẽ khó có cơ hội đƣợc thừa nhận và phát triển. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của quốc gia, dân tộc, vùng miền sẽ mang lại nhiều thuận lợi vì nhận đƣợc sự ủng hộ của mọi ngƣời. Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhƣ một gia đình, tƣơng thân, tƣơng ái dựa trên đề cao chữ tình trong công việc. Các giá trị văn hóa này dễ dàng nhận đƣợc sự ủng hộ và chấp nhận của mọi ngƣời. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có cơ chế kiểm soát văn hóa để tránh đi từ văn hóa gia đình, thân thiện sang gia đình trị, né tránh và ngại va chạm, dĩ hòa vi quí, xuề xòa…

- Chiến lƣợc kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và làm nền tảng duy trì lợi thế cạnh tranh khác biệt và bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo tƣơng thích và tạo nền tảng, hậu thuẫn triển khai chiến lƣợc của doanh nghiệp.

- Ý chí và năng lực quản lý văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện dấu ấn và là tài sản để lại của ngƣời lãnh đạo. Ý chí chủ quan của ngƣời lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển các giá trị cốt lõi. Cần nhìn nhận vai trò này trên hai góc độ. Trƣớc hết, tầm nhìn, quan điểm và năng lực quản lý văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy, các giá trị văn hóa cốt lõi đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá năng lực quản lý văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo sẽ đảm bảo sự thành công sau này. Tiếp theo, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cần nỗ lực và quyết tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Các giá trị văn hóa doanh nghiệp đang đƣợc thừa nhận trong doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi dựa trên cơ sở kế thừa và lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp không bao giờ là sự sao chép, bắt chƣớc. Doanh nghiệp cần khảo sát để thấy đƣợc giá trị nào đang đƣợc đề cao trong doanh nghiệp, từ đó có giải pháp và lộ trình xây dựng và phát triển các giá trị cần tôn vinh và hạn chế các giá trị không hoặc chƣa phù hợp. Khảo sát nhìn nhận của tập thể cán bộ nhân viên về văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn những giá trị văn hóa cốt lõi để đầu tƣ xây dựng và phát triển đảm bảo sự tƣơng thích giữa văn hóa doanh nghiệp và chiến lƣợc, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình lựa chọn, xác lập và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và ‎sự quyết tâm cao của lãnh đạo doanh nghiệp.

Trƣớc hết, ngƣời lãnh đạo cần phải quyết định các giá trị chính yếu mà doanh nghiệp muốn định hƣớng cho chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh của mình và thứ tự ƣu tiên của chúng. Doanh nghiệp cần xác định sứ mệnh của mình và xem tuyên cáo về sứ mệnh đó có phản ánh đầy đủ các giá trị mà doanh nghiệp đã đặt ra hay không. Nếu không, thì việc đầu tiên là phải sửa đổi tuyên cáo sứ mệnh cho phù hợp với các giá trị mà doanh nghiệp đã xác định.

Để thực hiện tốt điều này, trƣớc tiên ngƣời lãnh đạo cần phải hình thành bản liệt kê các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trƣớc, sau đó xem xét lại để điều chỉnh. Để đảm bảo bản liệt kê các giá trị của doanh nghiệp đƣợc biết đến và thực hiện một cách đầy đủ thì cần phải làm rõ các giá trị đó bằng cách chúng càng đơn giản, trực tiếp và dễ hiểu thì càng tốt. Bên cạnh đó, bản tuyên cáo các giá trị và sứ mệnh phải phù hợp phù hợp với tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó đƣợc xem nhƣ là một cách để tạo sinh khí cho hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo tƣơng lai tốt đẹp.

Khi bản kê các giá trị đã hoàn thành và đạt yêu cầu, điều tiếp theo là đem ra thảo luận và làm việc với nhóm quản lý cấp cao của doanh nghiệp, nhằm thực hiện quá trình cộng tác, góp ý kiến và chỉnh sửa cho hoàn thiện. Để có đƣợc những ý kiến đóng góp khách quan, sâu sắc thì ngƣời lãnh đạo không nên có mặt trong buổi thảo luận này.

Sau khi ngƣời đứng đầu doanh nghiệp và những quản lý cấp cao đã thống nhất về sứ mệnh của doanh nghiệp và các giá trị ƣu tiên thì bƣớc tiếp theo là tìm hiểu xem toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nghĩ gì? Họ có thật sự thích thú với sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay không? Để làm rõ điều này, họ cần trả lời các câu hỏi sau:

- Họ có xem sứ mệnh và các giá trị của doanh nghiệp nhƣ định hƣớng mà họ đã xác định để duy trì lòng tự hào về doanh nghiệp hay không?

- Sứ mệnh và các giá trị đó có thật sự là cơ sở cho các giao tiếp hàng ngày và việc ra quyết định trong toàn doanh nghiệp hay không?

- Sứ mệnh và các giá trị đó có tạo ra các nguyên tắc để định hƣớng phân phối các nguồn lực và giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề con ngƣời?

Tổng hợp tất cả ý kiến đầu vào và trình bày sứ mệnh và các giá trị đƣợc đề xuất đến ban lãnh đạo để phê duyệt lần cuối.

Trên cơ sở tập các giá trị ban đầu này, doanh nghiệp xây dựng bảng hỏi để tiến hành điều tra xã hội học trên diện rộng để kiểm chứng và lựa chọn các giá trị quan trọng nhất. Bảng hỏi (Corporate Culture Questionnaire) là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong điều tra xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Bảng hỏi đƣợc thiết kế sử dụng thang bậc Likert, với cấp độ từ 1-5. Kết quả xử lý thống kê các dữ liệu cho phép đúc rút ra đƣợc tập các giá trị văn hóa cốt lõi. Bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với từng đối tƣợng điều tra.

Quá trình điều tra đƣợc tiến hành đồng thời với các hoạt động truyền thông nhằm lôi kéo sự tham gia của mọi ngƣời vào cuộc. Quá trình điều tra đƣợc tiến hành khuyết danh. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp tiến hành điều tra thông qua các bảng hỏi điều tra trực tuyến. Một số diễn đàn trao đổi trên mạng nội bộ, bản tin… của doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhƣ những công cụ truyền thông nội bộ rất tốt cho quá trình này. Dữ liệu thu đƣợc đƣợc xử lý thống kê. Các phần mềm xử lý thống kê phổ biến hiện nay là Excel, SPSS…

Dựa trên cơ sở kết quả điều tra, ý kiến của các thành viên để quyết định lựa chọn các giá trị văn hóa. Một số giá trị đƣợc lựa chọn đang đƣợc thừa nhận sẽ đƣợc doanh nghiệp duy trì và phát triển. Với một số giá trị khác, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chƣơng trình hành động nhằm phát triển và tôn vinh. [3]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật tư và thiết bị y tế MEMCO (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)