Bằng thu nhập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 34 - 38)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Bằng thu nhập

a. Công cụ tiền lương

Tiền lƣơng về bản thân nó chƣa phải là động lực. Tiền lƣơng chỉ trở thành động lực khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cho ngƣời lao động, tạo cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình, việc chi trả lƣơng cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc trong chi trả tiền lƣơng:

 Đảm bảo nguyên tắc trả lƣơng ngang nhau cho những lao động nhƣ nhau.

 Đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng NSLĐ nhanh hơn tốc độ tăng tiền lƣơng.

 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa các ngƣời lao động khác nhau trong tổ chức.

Bản chất của tiền lƣơng:

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiền lƣơng là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện bằng tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc để bù đắp cho lao động đã bỏ ra tuỳ theo số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động đó. Nhƣ vậy tiền lƣơng là một phần giá trị mới sáng tạo ra đƣợc phân phối cho ngƣời lao động để tái sản xuất sức lao động của mình. Vì ngƣời lao động trong quá trình tham gia sản xuất phải hao phí một lƣơng sức lao động nhất định và sau đó phải đƣợc bù đắp bằng việc sử dụng tƣ liệu tiêu dùng.

Trong nền kinh tế thị trƣờng bản chất của tiền lƣơng đã thay đổi. Nền kinh tế thị trƣờng thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trƣờng sức lao động, nền tiền lƣơng không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Tiền lƣơng là giá cả hàng hoá sức lao động, đƣợc hình thành qua thoả thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động

phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, từ chỗ coi tiền lƣơng chỉ là yếu tố của phân phối, thì nay đã coi tiền lƣơng là yếu tố của sản xuất. Tức là chi phí tiền lƣơng không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn là đầu tƣ cho ngƣời lao động.

Vai trò của tiền lƣơng:

Về mặt kinh tế:

Tiền lƣơng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền không đủ trang trải, mức sống của ngƣời lao động bị giảm sút, họ phải kiếm thêm việc làm ngoài doanh nghiệp nhƣ vậy có thể làm ảnh hƣởng kết quả làm việc tại doanh nghiệp. ngƣợc lại nếu tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động lớn hơn hoặc bằng mức lƣơng tối thiểu thì sẽ tạo cho ngƣời lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng.

Về mặt chính trị xã hội:

Tiền lƣơng là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ nhất, nếu nhƣ tiền lƣơng không gắn chặt với chất lƣợng, hiệu quả công tác, không theo giá trị sức lao động thì tiền lƣơng không đủ đảm bảo để sản xuất, thậm chí tái sản xuất giản đơn sức lao động đã làm cho đời sống của đại bộ phận của ngƣời lao động, không khuyến khích họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ tay nghề. Vì vậy, tiền lƣơng phải đảm bảo các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của ngƣời lao động và gia đình họ là điều kiện để ngƣời lao động hƣởng lƣơng hoà nhập vào thị trƣờng lao xã hội.

Thực tế cho thấy, có hai phƣơng thức trả lƣơng cơ bản là trả lƣơng theo thời gian và trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc (trả lƣơng theo sản phẩm).

Trả lƣơng theo thời gian là hình thức mà tiền lƣơng mỗi ngƣời lao động nhận đƣợc phụ thuộc vào số đơn vị thời gian lao động (giờ, ngày, tuần,

tháng…) và mức lƣơng theo cấp bậc của họ. Trả lƣơng theo thời gian cũng không chỉ thực hiện với những ngƣời quản lý, phục vụ, bảo vệ mà áp dụng với cả những ngƣời mà công việc của họ đã đƣợc định mức chặt chẽ trên dây chuyền, điều khiển các thiết bị tự động. Tất nhiên, dƣới con mắt của các chuyên gia quản lý, hình thức trả lƣơng theo thời gian có thể xuất hiện nhiều kẽ hở trong quản lý lao động hơn, và không phải là cách để duy trì phƣơng thức sử dụng lao động tối ƣu. Đặc biệt, khi hệ thống chức danh và những tiêu chuẩn nhằm kiểm tra, đánh giá tinh thần tự giác cũng nhƣ hiệu suất làm việc của ngƣời lao động đang thiếu hoàn thiện hay thiếu chặt chẽ sẽ làm cho hệ thống trả lƣơng theo thời gian kém tác dụng.

Trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc là hình thức mà tiền lƣơng mỗi ngƣời lao động nhận đƣợc phụ thuộc trực tiếp vào công việc đã hoàn thành (bao gồm tất cả những công việc đã đƣợc kiểm tra, nghiệm thu) và đơn giá tiền lƣơng cho mỗi đơn vị khối lƣợng công việc đó.

Tiền lƣơng phải trả theo số lƣợng và chất lƣợng lao động đã hao phí. Có nghĩa là các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải thiết lập nên một hệ thống định mức lao động cho tất cả các công việc trong doanh nghiệp và phải giao các chỉ tiêu đó cho các cá nhân nhân viên. Đây là nguyên tắc gắn tiền lƣơng với lao động để đảm bảo đƣợc sự công bằng trong phân phối.

Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động cần minh bạch, công khai để cho mỗi ngƣời lao động đều biết đƣợc tiền lƣơng của mình đƣợc nhận bao gồm những phần nào, đã phù hợp xứng đáng với công sức mình bỏ ra hay chƣa. Đồng thời việc trả lƣơng kịp thời sẽ giúp cho ngƣời lao động có thể chi trả các khoản phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Mặt khác cũng cần phải đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa những ngƣời lao động làm ở những vị trí khác nhau trong tổ chức. Việc trả lƣơng cho mỗi lao động làm việc ở vị trí khác nhau sẽ khác nhau.

b. Công cụ tiền thưởng

Tiền thƣởng thực chất là khoản tiền bổ sung tiền lƣơng nhằm triệt để hơn nguyên tắc phân phối theo lao động đồng thời tạo động lực cho ngƣời lao động để họ quan tâm đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

Tiền thƣởng có ý nghĩa bù đắp một phần nhỏ nhu cầu vật chất nhƣng lại có ý nghĩa to lớn trong sự đáp ứng nhu cầu tinh thần vì tiền thƣởng đánh vào tâm lý thích đƣợc khen thƣởng đƣợc đề cao, đƣợc hãnh diện, sự nổi trội trƣớc cộng đồng. Tất cả nhân viên đều muốn đƣợc thƣởng cho những cống hiến hay những đóng góp của họ theo những cách nhất định.

Tiền thƣởng khác tiền lƣơng và các khoản phụ cấp, nó có thể có, có thể không, có thể ít, có thể nhiều. Tiền thƣởng chỉ áp dụng khi ngƣời lao động tận tâm với công việc, có sự sáng tạo, dũng cảm vƣợt khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong thƣởng phải coi trọng chỉ tiêu số lƣợng, chỉ tiêu chất lƣợng và cả chỉ tiêu an toàn. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về mức thƣởng trong cùng đơn vị, đồng thời kết hợp tối đa các dạng lợi ích. Thành tích của tập thể có sự đóng góp của cá nhân, tổng số tiền thƣởng phải nhỏ hơn số tiền làm lợi.

c. Công cụ phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng hỗ trợ cuộc sống cho ngƣời lao động bao gồm những khoản mà ngƣời lao động đƣợc bổ sung thêm ngoài tiền lƣơng, tiền thƣởng dƣới dạng cả tiền mặt hay các dịch vụ đƣợc hƣởng với giá rẻ hoặc không mất tiền.

Các khoản phúc lợi mà nhân viên đƣợc hƣởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ quy định của chính phủ, tập quán trong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và yếu tố hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời

sống của nhân viên, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.

Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động, làm tăng uy tín của đơn vị trên thị trƣờng, làm cho ngƣời lao động cảm thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ một lực lƣợng lao động có trình độ cao. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động, thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 34 - 38)