TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 42)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM

2.1.1. Đặc điểm công tác tổ chức

a. Quá trình hình thành và phát triển Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đƣợc thành lập theo Quyết định số 229/TCHQ-TCCB ngày 30/5/1990. Là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Tên gọi: Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum.

Trụ sở chính: 22B Lê Lai, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, sự phối hợp của các ngành, các cấp tại địa phƣơng cùng sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của cán bộ công chức trong đơn vị, Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã không ngừng phát triển về mọi mặt; đã hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu cấp trên giao; góp phần vào công cuộc xây dựng, thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ, xuất nhập khẩu tại địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Trong hơn 25 năm hoạt động, nhiều tập thể và cá nhân đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động, bằng khen của Bộ Tài chính, Tổ chức Hải quan thế giới… đặc biệt năm 2008, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng ba đã khẳng định sự trƣởng thành của đơn vị.

Với tôn chỉ phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, năm 2008 Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng ISO 9001- 2008 vào giải quyết thủ tục hành chính.

b. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật hải quan, đƣợc thừa hƣởng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ trong Luật Hải quan quy định.

* Chức năng

Tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nƣớc về Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

* Nhiệm vụ

- Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai các quy định của nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, bao gồm:

+Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật;

+Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan;

+Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động;

vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;

+Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+Thống kê nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan những vƣớng mắc phát sinh, các vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hƣớng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phƣơng tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

Bảng 2.1. Kết quả thu nộp ngân sách giai đoạn 2013 – 2015

Đvt: đồng

Loại hình thu nộp ngân

sách Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thuế xuất khẩu 3.808.288.673 1.492.766.344 2.122.546.359

Thuế nhập khẩu 2.994.810.196 5.160.887.498 17.423.368.793

Thuế GTGT 143.438.814.760 270.239.976.915 377.781.561.354

Phạt chậm nộp 144.535.401 1.819.016.609 461.111.665

Loại hình thu nộp ngân

sách Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Phạt VPHC ngoài LV thuế 381.900.000 776.750.000 1.015.500. 000

Phạt VPHC trong LV thuế 84.468.682 79.064.900 1.496.371.584

Thu từ công tác chống buôn

lậu - - -

Lệ phí hải quan nộp ngân

sách - - -

Thu khác - - 737.264

Tổng cộng 150.859.078.693 279.573.338.628 400.301.540.627

(Nguồn: Phòng ngiệp vụ)

Xác định công tác thu nộp NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, nên hàng năm, ngay từ những ngày đầu năm, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch thu nhƣ: Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra hàng hoá, áp giá, áp mã tính thuế, công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế, kịp thời ngăn ngừa các hiện tƣợng gian lận thƣơng mại qua giá.

Qua bảng kết quả thu nộp ngân sách giai đoạn 2013 -2015, ta có thể thấy rõ phần thuế thu đƣợc chủ yếu là thuế giá trị gia tăng (143,438 tỷ đồng vào năm 2013 và 377,781 tỷ đồng vào năm 2015) chiếm trên 94% tổng số thuế đã thu.

c. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum Ghi chú:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Cục trƣởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Cục và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan. Các Phó Cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng về nhiệm vụ đƣợc Cục trƣởng phân công. Có 07 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, gồm: 04 chi cục (Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; Chi cục Hải quan Kon Tum; Chi cục Kiểm tra sau thông quan); 01 Đội Kiểm soát Hải quan; 02 phòng chức năng (Phòng Nghiệp vụ, Văn phòng) tham mƣu giúp việc cho Cục trƣởng về chuyên môn và lĩnh vực phụ trách, tham mƣu cho việc ra quyết định trong lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hoạt động.

Cục Trƣởng Phó Cục Trƣởng Phó Cục Trƣởng Văn phòng Cục Đội kiểm soát Chi cục HQCKQT Bờ Y Chi cục HQ Kon Tum TCCB Chi cục KT STQ Phòng Nghiệp vụ Chi cục HQCK Lệ Thanh

2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum Tum

Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ công chức

STT Trình độ 2013 2014 2015 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 02 1,77 02 1,74 3 2,61 2 Đại học 82 72,57 89 77,39 92 80 3 Cao đẳng 06 5,31 03 2,61 2 1,74 4 Trung cấp 06 5,31 06 5,22 3 2,61 5 Khác 17 15,04 15 13,04 15 13,04 Tổng số 113 100 115 100 115 100 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ)

Bảng 2.2 cho ta thấy trình độ của lực lƣợng lao động tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum khá cao, trong đó tỷ lệ đại học và sau đại học tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu trình độ chuyên môn tại cơ quan. Đây là một dấu hiệu rất tốt đối với những ngƣời lãnh đạo trong việc phân công, bố trí công tác. Đặc biệt với đặc thù của ngành Hải quan, công tác luân chuyển đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục thì với chất lƣợng của đội ngũ ngƣời lao động nhƣ trên sẽ tạo ra sự đồng đều giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc đồng thời đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của công tác luân chuyển.

Bảng 2.3. Số lượng cán bộ công chức và nhân viên hợp đồng giai đoạn 2013 – 2015

Năm 2013 2014 2015

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo 36 37 38

Công chức làm nghiệp vụ chuyên môn 60 59 58

Nhân viên hợp đồng 17 19 19

Tổng cộng: 113 115 115

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ). Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nƣớc, đó là những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nƣớc (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và đƣợc hƣởng lƣơng và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nƣớc.

Họ là những ngƣời trƣởng thành về thể chất và trƣởng thành về mặt xã hội, họ đƣợc tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thƣờng xuyên trong các công sở của Nhà nƣớc, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền của nền hành chính quốc gia. Nhƣ vậy họ là những ngƣời tự làm chủ đƣợc hành vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật với tƣ cách là một công dân, một công chức hành chính. Họ là những ngƣời đã có vị thế xã hội, vì công chức là những ngƣời đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và đƣợc xếp vào ngạch bậc tƣơng ứng trong hệ thống hành chính.

Nhân viên hợp đồng là những ngƣời chƣa đƣợc tuyển dụng chính thức vào công chức nhà nƣớc. Về loại hợp đồng bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 tháng.

Số lƣợng công chức và nhân viên trong cơ quan trong ba năm qua tăng nhƣng không đáng kể, chỉ thêm 2 ngƣời ở nhóm nhân viên hợp đồng (từ 17 ngƣời lên 19 ngƣời). Số lƣợng công chức không thay đổi trong ba năm cụ thể là 96 ngƣời, trong đó tỷ lệ công chức giữ chức vụ lãnh đạo chiếm khoảng 40% trên tổng số công chức. Tỷ lệ công chức đƣợc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo rất nhỏ, trong ba năm qua chỉ có 2 công chức đƣợc bổ nhiệm do yêu cầu của công việc.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính năm 2015

Độ tuổi Lãnh đạo/ Công chức và nhân viên hợp đồng

Cơ cấu lao động theo độ tuổi Tổng lao động Nam Nữ Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 18-40 Lãnh đạo 7 6,1 7 6,1 0 0 Công chức và NVHĐ 57 49,6 33 28,7 24 20,9 41-50 Lãnh đạo 16 13,9 13 11,3 3 2,6 Công chức và NVHĐ 12 10,4 7 6,1 5 4,3 >50 Lãnh đạo 15 13,0 14 12,2 1 0,9 Công chức và NVHĐ 8 7,0 8 7,0 0 0 Tổng cộng 115 100 82 71,3 33 28,7 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ).

Về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động dƣới 40 tuổi chiếm 55,7%, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 24,3% và trên 50 tuổi là 20%. Nhƣ vậy cơ cấu lao động trẻ của đơn vị chiếm tỷ lệ khá cao, đây là điều rất thuận lợi trong bối cảnh biên chế trong những năm tới sẽ không có nhiều biến động tăng do chỉ đạo tinh giảm

biên chế của Chính phủ nên lực lƣợng lao động trẻ sẵn có sẽ là lớp kế cận cho việc vận hành đơn vị trong tƣơng lai. Ở độ tuổi dƣới 40, tỷ lệ công chức giữ chức vụ lãnh đạo chỉ chiếm 6,1% chủ yếu tập trung vào các chức danh Phó đội trƣởng thuộc Chi cục, phó các phòng tham mƣu mà chƣa có cá nhân nào đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt. Với tỷ lệ nữ chiếm 28,7% là một tỷ lệ khá cao đối với ngành mà công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ chủ yếu tuy nhiên lãnh đạo đơn vị đã có những giải pháp sắp xếp, phân công công tác hợp lý và lực lƣợng nữ chủ yếu thuộc khối văn phòng, tổng hợp... nên đã phát huy đƣợc những điểm mạnh của mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

2.2. CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC HIỆN TẠI CỦA CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM CỤC HẢI QUAN GIA LAI – KON TUM

2.2.1. Yếu tố thu nhập

 Tiền lƣơng

Bảng 2.5. Tiền lương chi trả hàng năm cho cán bộ công chức giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2013 2014 2015

Lƣơng bình quân/tháng đối với:

Công chức giữ chức vụ lãnh đạo 14,871 16,208 17,610 Công chức làm nghiệp vụ chuyên môn 8,504 9,641 10,845

Nhân viên hợp đồng 4,039 5,285 6,472

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Hiện nay cơ quan đang trả lƣơng theo Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức. Do tính chất đặc thù của ngành là luôn phải làm việc trong môi trƣờng là các cửa khẩu, điều kiện khó khăn, phức tạp nên mức thu nhập đối với các cán bộ và nhân viên ở

đây sẽ cao hơn so với công chức làm trong thành phố. Ngoài mức lƣơng cơ bản trả theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, ƣu đãi nghề,… theo quy định của Nhà nƣớc, còn có chế độ lƣơng thƣởng, tiền làm thêm ngoài giờ và các khoản phúc lợi khác để khuyến khích tinh thần làm việc cho các cán bộ nhân viên trong Cục. Hệ thống lƣơng thƣởng hiện nay của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đƣợc đánh giá là có tính cạnh tranh cao hơn so với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc khác.

Qua bảng tiền lƣơng chi trả cho công chức và nhân viên trong cơ quan,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 42)