6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Lý thuyết Hai nhân tố của Fredrick Herzberg (1959)
Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959) cho rằng quan hệ của một cá nhân với công việc là một yếu tố cơ bản và thái độ của một con người đối với công việc có thể quyết định sự thành bại. Theo Herzberg hành vi của con người được thúc đẩy bởi hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố duy trì và nhóm yếu tố động viên. Hai nhóm yếu tố này về cơ bản là độc lập nhau và tác động tới hành vi theo những cách khác nhau.
Bảng 1.1: Thuyết Hai nhân tố của Fredrick Herzberg
Các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên
Phương pháp giám sát.
Hệ thống phân phối thu nhập. Quan hệ với đồng nghiệp Chính sách của doanh nghiệp Điều kiện làm việc
Thành tích
Sự công nhận thành tích
Bản chất bên trong của công việc Trách nhiệm lao động
Sự thăng tiến
Như vậy, nhóm yếu tố duy trì liên quan đến môi trường mà trong đó công việc được thực hiện, nhóm yếu tố động viên liên quan đến thuộc tính công việc.
Ứng dụng lý thuyết
Thông qua lý thuyết hai nhân tố của F.Herzberg bài viết nhằm tìm ra những nhân tố làm nhân viên trong công ty thỏa mãn, không thỏa mãn, bất mãn…nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Đối với nhà quản trị khi tìm hiểu tâm lí nhân viên cần phải tìm hiểu rõ và tránh những tâm trạng bất mãn và tiêu cực xuất hiện tại nơi làm việc.
bất mãn mà là không thỏa mãn. Đối với các yếu tố động viên nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó khuyến khích động viên nhân viên làm việc tích cực và chăm chỉ hơn, nhưng nếu không giải quyết tốt thì sẽ tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn. Trong khi đó, các yếu tố duy trì nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thỏa mãn, nhưng nếu giải quyết không tốt thì sẽ tạo ra bất mãn [18].
Bảng 1.2: Ảnh hưởng của các yếu tố duy trì và động viên
Nhóm yếu tố duy trì Nhóm yếu tố động viên
Giải quyết tốt Giải quyết không tốt
Giải quyết tốt
Giải quyết không tốt
Không bất mãn Bất mãn Thỏa mãn Không thỏa mãn Chưa thỏa mãn Hành vi tiêu cực Tích cực Không bất mãn
Như vậy theo Herzberg nguyên nhân đem đến sự hài lòng nằm ở nội dung công việc, còn nguyên nhân gây bất mãn nằm ở môi trường làm việc. Đối với nhà quản trị muốn tạo động lực cho nhân viên nên chú trọng đến thành tích, sự thách thức của công việc, trách nhiệm và thăng tiến.