6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI)
KPI – Key Performance Indicators, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
KPI là một công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản
lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân.
KPI được sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc với mục đích là nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.
KPI là phương pháp mới về diễn đạt chiến lược và đo lường việc thực thi chiến lược, là công cụ truyền thông giao tiếp, giúp lãnh đạo từng đơn vị cải tiến năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và phương pháp tốt nhất hiện nay được các tập đoàn, ngân hàng, tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước áp dụng.
Thẻ điểm cân bằng bao gồm tập hợp các chỉ số chính đo lường hiệu quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch (Key Performance Indiacator – KPI) bắt nguồn từ chiến lược chung của một tổ chức, được thể hiện thông qua hệ thống thẻ điểm phân tầng tới từng cấp độ đơn vị, cá nhân. Mỗi thẻ điểm bao gồm 4 yếu tố: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động và con người. Thẻ điểm của mỗi cá nhân thể hiện rõ mục tiêu, mức độ quan trọng của mục tiêu và cách thức đo lường mục tiêu cụ thể gắn liền với chức trách, nhiệm vụ, vị trí công việc của mỗi cá nhân đảm nhận và mức lương được hưởng tương ứng.
Người lao động có động lực làm việc thì kết quả thực hiện sẽ đạt hoặc vượt kế hoạch, chỉ tiêu được đưa ra, như vậy điểm KPI của người lao động sẽ cao, giúp người quản lý đánh giá được năng lực, trình độ của nhân viên và Với mỗi mức độ hoàn thành KPI, người quản lý sẽ xác định một mức lương thưởng nhất định để khích lệ, động viên nhân viên. Tuy nhiên, nếu kết quả đánh giá KPI của người lao động thấp thì người quản lý cần tìm hiểu nguyên
nhân, có thể do năng lực làm việc của nhân viên hoặc chỉ tiêu đưa ra quá cao, vượt quá khả năng của nhân viên,…
Đánh giá nhân viên có thể coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xét duyệt sự hoàn thành nhiệm vụ, mức độ phù hợp với công việc, với công ty của một nhân viên theo định kỳ, từ đó đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý.
Đây là công việc vô cùng cần thiết, không thể thiếu để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc, động viên nhân viên cũng như thúc đẩy kịp thời, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót.