6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Lý thuyết Công bằng của J.Stacy Adams (1963)
Thuyết công bằng là thuyết về sự động viên nhân viên do John Stacey Adams, một nhà tâm lý học hành vi và quản trị đưa ra vào năm 1963. Cũng như nhiều thuyết động viên nổi tiếng khác thuyết Công bằng đưa ra những yếu tố ngầm và mang tính biến đổi tác động đến sự nhìn nhận và đánh giá của nhân viên về công ty và công việc của họ.
Nhân viên trong tổ chức luôn muốn được đối xử công bằng. Họ có xu hướng so sánh những đóng góp, cống hiến của mình với những ai đãi ngộ và phần thưởng mà họ nhận được. Thêm nữa, họ còn so sánh đóng góp, cống hiến, đãi ngộ, và phần thưởng của mình với những người khác.
Người lao động sẽ cảm thấy được đối xử công bằng khi nhận thấy tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó của những người khác từ đó họ sẽ cảm thấy thỏa mãn trong công việc, tăng hiệu quả thực hiện công việc. Nhưng ngược lại nếu tỷ lệ này là không ngang bằng, họ cho rằng không được đối xử công bằng thì khi đó họ sẽ có những hành vi bất mãn, phản ứng lại nhằm thiết lập lại sự công bằng như: giảm nỗ lực làm việc, làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân hoặc của những người khác, vắng mặt nghỉ việc nhiều hơn hoặc thậm chí tự ý bỏ việc...
Ứng dụng lý thuyết:
và công ty có thể xảy ra 3 trường hợp:
Nếu nhân viên cho rằng họ đối xử không tốt, phần thưởng không xứng đáng với công sức họ bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ sẽ làm việc không hết khả năng của họ và thậm chí họ còn rời bỏ công ty.
Nếu nhân viên cho rằng họ được đối xử đúng, phần thưởng và đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất làm việc như cũ. Nếu nhân viên nhận thức rằng phần thưởng và đãi ngộ cao hơn so với công việc họ đã bỏ ra thì họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ. Xong trong trường hợp này, họ có xu hướng giảm giá trị phần thưởng, không coi trọng phần thưởng và do đó về lâu dài phần thưởng sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích.
Theo thuyết này tạo được sự công bằng sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ với nhân viên, động viên và gia tăng mức độ hài lòng của họ; từ đó nhân viên của bạn sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công việc.
Ngược lại, nếu nhân viên cảm thấy những gì họ đóng góp nhiều hơn những gì họ đóng góp họ có thể mất đi sự hào hứng và nhiệt tình với công việc và công ty.