6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
2.2.1. Tỷ lệ thôi việc
Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức hành chính Vietinbank Đắk Lắk từ năm 2015 – 2017 tỷ lệ nhân viên thôi việc như sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ thôi việc qua các năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu Tổng số nhân viên (người) Số nhân viên thôi việc Tỷ lệ thôi việc (%) Năm 2015 131 1 0,76 Năm 2016 139 4 2,88 Năm 2017 147 0 0 (Nguồn Phòng TCHC – Vietinbank Đắk Lắk)
Qua số liệu bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ thôi việc giai đoạn 2015 – 2017 tại Vietinbank Đắk Lắk khá thấp, đột biến năm 2016 có 4 cán bộ nghỉ việc. Theo khảo sát của phòng Tổ chức hành chính lý do nghỉ việc của cán bộ năm 2016 là: 2 cán bộ do áp lực công việc, khối lượng công việc lớn; 1 cán bộ do làm việc lâu năm nhưng không có cơ hội thăng tiến; còn 1 cán bộ vì lý do gia đình, chuyển sang tỉnh khác sinh sống nên nghỉ việc. Năm 2017 Vietinbank Đắk Lắk không có nhân viên nào nghỉ việc.
Như vậy, nhìn chung người lao động tại Vietinbank Đắk Lắk khá hài lòng về Ngân hàng, có tâm lý gắn bó làm việc lâu dài tại Ngân hàng.
2.2.2. Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI)
Từ năm 2013, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã triển khai công tác đánh giá cán bộ theo KPI trong toàn hệ thống.
Mỗi thẻ điểm bao gồm 4 yếu tố: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động và con người. Thẻ điểm của mỗi cá nhân thể hiện rõ mục tiêu, mức độ quan trọng của mục tiêu và cách thức đo lường mục tiêu cụ thể gắn liền với chức trách, nhiệm vụ, vị trí công việc của mỗi cá nhân đảm nhận và mức lương được hưởng tương ứng.
Việc đánh giá theo KPI là tiền đề để thực hiện quy trình công tác cán bộ: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; bố trí, sắp xếp nguồn
lực hợp lý, khoa học;… Đặc biệt là cơ sở để lãnh đạo phát hiện và xây dựng đội ngũ cán bộ tiềm năng, có trình độ, năng lực, có đóng góp thiết thực cho VietinBank.
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá thực hiện chỉ tiêu KPI của CBNV Vietinbank Đắk Lắk
Tỷ lệ thực hiện KPI (%)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 80 0 0 0 0 0 0 Từ 80 đến dưới 90 3 2,3 9 6,5 23 15,7 Từ 90 đến dưới 100 68 51,9 76 54,7 90 61,2 Từ 100 trở lên 60 45,8 54 38,8 34 23,1 Tổng số lao động 131 100 139 100 147 100 (Nguồn Phòng TCHC – Vietinbank Đắk Lắk)
Qua số liệu bảng 2.7, ta thấy hầu hết cán bộ đều hoàn thành khá tốt chỉ tiêu KPI, kết quả thực hiện đạt > 90% so với kế hoạch đưa ra. Tuy nhiên qua các năm tỷ lệ cán bộ hoàn thành < 90% kế hoạch giao ngày càng tăng từ 2,3% năm 2015 lên 15,7% năm 2017 và không có cán bộ nào chỉ tiêu KPI đạt dưới 80%. Do tỷ lệ KPI tác động trực tiếp đến thu nhập, xếp loại cán bộ hàng năm,… của người lao động nên hầu hết cán bộ đều nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu KPI. Các trường hợp tỷ lệ KPI thấp thì người quản lý sẽ xem xét đánh giá lại kế hoạch đã giao, cũng như năng lực, trình độ của cán bộ nhân viên để có hướng khắc phục trong thời gian tiếp theo.
2.2.3. Năng suất lao động bình quân
Như đã đề cập ở phần trên, năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất và trình độ của một đơn vị. Việc tăng năng suất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Năng suất tăng có thể do
chất lượng của lao động tăng lên, giúp cho một giờ làm việc đem lại nhiều sản lượng hơn.
Bảng 2.8: Năng suất lao động bình quân của Vietinbank Đắk Lắk
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 ± % ± % Doanh thu (triệu đồng) 546.287 742.283 837.081 195.996 35,9 94.798 12,8 Số lượng lao động bình quân (người) 131 139 147 8 6,1 8 5,8
Năng suất lao động bình quân (triệu đồng/ người)
4.170 5.340 5.694 1.170 28,1 354 6,6
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đắk Lắk)
Qua số liệu bảng 2.8 ta thấy năng suất lao động bình quân của Vietinbank Đắk Lắk tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 năng suất lao động bình quân là 5.340 triệu đồng/người, tăng 1.170 triệu đồng/người so với năm 2015, tương đương với 28,1%. Tuy nhiên, năng suất lao động bình quân năm 2017 lại tăng khá thấp so với năm 2016 là 354 triệu đồng/ người, tương đương với 6,6%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng về năng suất lao động bình quân tại Vietinbank Đắk Lắk đã giảm đi, nguyên nhân có thể là do năng suất lao động đã gần đạt ngưỡng tối đa đối với năng lực và trình độ của CBNV hoặc có thể do người lao động đang thiếu động lực làm việc để tăng năng suất lao động,…
2.3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH KOVACH ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK