6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)
Victor Vroom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức: con người mong đợi cái gì? Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn.
Victor Vroom đã nghiên cứu và đưa ra công thức về động lực của một cá nhân như sau:
Động lực = Kỳ vọng x Phương tiện x Tính hấp dẫn
Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực – thành tích: là khả năng mà một nhân
nhất định.
Phuơng tiện hay quan hệ thành tích – phần thưởng: là niềm tin của nhân
viên rằng khi hoàn thành công việc và đạt một thành tích nhất định sẽ được nhận một phần thưởng tương xứng.
Tính hấp dẫn của phần thưởng: là mức độ quan trọng mà nhân viên đặt
vào kết quả hay phần thưởng tiềm năng mà họ có thể đạt được trong công việc. Chất xúc tác ở đây có nghĩa là sự lôi cuốn của cả mục tiêu lẫn nhu cầu của nhân viên [23].
Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên. Đây chính là nguồn sức mạnh mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để chèo lái tập thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Khi một nhân viên muốn thăng tiến trong công việc thì việc thăng chức có hấp lực cao đối với nhân viên đó. Nếu một nhân viên tin rằng khi mình làm việc tốt, đúng tiến độ... sẽ được mọi người đánh giá cao, nhĩa là nhân viên này có mức mong đợi cao. Tuy nhiên, nếu nhân viên đó biết được rằng công ty sẽ đi tuyển người từ các nguồn bên ngoài để lấp vào vị trí trống hay đưa vào các vị trí quản lý chứ không đề bạt người trong công ty từ cấp dưới lên, nhân viên đó sẽ có mức phương tiện thấp và sẽ khó có thể khuyến khích động viên để nhân viên này làm việc tốt hơn.
Ứng dụng lý thuyết V.Vroom:
Trong thực tế nhà quản trị muốn tạo động cơ thúc đẩy con người hành động cần tìm hiểu được mức độ ham muốn làm việc và những hy vọng vào kết quả đạt được. Nhà quản trị cần phải:
- Tạo ra các phần thưởng mà người lao động mong muốn. - Tạo ra sự cần thiết thực hiện để đạt được mục tiêu.
- Bảo đảm mức độ thực hiện mong muốn là có thể đạt được. - Gắn chặt kết quả mong đợi với việc thực hiện cần thiết. - Đánh giá tình thế với những mong đợi khác nhau.
- Bảo đảm phần thường là đủ sức hấp dẫn và cần thiết.
- Bảo đảm hệ thống phân phối công bằng (Công bằng giữa các cá nhân, công bằng xã hội...).
- Mức độ động viên nhân viên phụ thuộc vào nhận thức của nhân viên: + Nhận thức về khả năng thực hiện nhiệm vụ.
+ Nhận thức về giá trị phần thưởng.
+ Nhận thức về khả năng nhận được phần thưởng.