Nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã (Trang 82 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan

BHXH tỉnh Quảng Nam đang quản lý 3.768 đơn vị với hơn 136 nghìn lao động, nguồn thu hàng năm tăng, nhƣng nhiều nhân viên thực hiện công tác thu có bằng cấp không đúng với chuyên môn đang làm, thực hiện sự theo sự chỉ dẫn của những ngƣời đi trƣớc hoặc mức độ hiểu biết nắm bắt công việc còn thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa chủ động tiếp cận ngƣời SDLĐ và NLĐ.

Chƣa thực hiện đầy đủ các bƣớc kiểm tra, kiểm soát thông tin (ít xuống đơn vị xem số lƣợng nhân viên ở đơn vị SDLĐ có đúng với số lƣợng đăng ký hay không).

Nguyên nhân do việc thực hiện các quy định về pháp lý thiếu hiệu quả, thiếu sự hỗ trợ của các ban ngành đến việc xử lý các vi phạm về việc trích nộp

74

vào các quỹ theo quy định của pháp luật. Sự phối hợp của các ngành chức năng quản lý chƣa hỗ trợ tích cực để xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH.

Nguyên nhân do quy trình thu còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ tạo điều kiện cho các sai phạm có thể xảy ra và rất khó cho việc giám sát kịp thời các rủi ro trong việc quản lý thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu vào quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra hồ sơ tham gia của các đơn vị SDLĐ gửi đến chủ yếu kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ chứ không kiểm soát đƣợc thực tế phát sinh lao động, tiền lƣơng, thu nhập phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.

b. Nguyên nhân khách quan

Do áp lực việc làm cộng với NLĐ thiếu hiểu biết về nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng nên không dám đấu tranh cho quyền lợi của bản thân hoặc NLĐ chấp nhận lợi ích trƣớc mắt, đồng ý với chủ SDLĐ không tham gia BHXH để không bị trừ khoản trích nộp vào quỹ BHXH hoặc đồng ý chỉ đóng với mức tối thiểu để phần thu nhập thực nhận sẽ cao hơn.

Trƣờng hợp khác, NLĐ muốn đƣợc hƣởng quyền lợi về chính sách BHXH, còn ngƣời SDLĐ phải đóng gấp đôi mức của NLĐ nên các chủ SDLĐ không muốn đóng.

Quy định luật pháp về xử lý hành vi vi phạm theo luật chƣa đủ sức để răn đe nên các đơn vị cố tình chây lỳ không nộp hoặc nộp chậm để chiếm dụng tiền thu.

Có những đơn vị có số lƣợng lao động nhiều nhƣng phân bổ địa bàn ở nhiều địa phƣơng nên ngành BHXH không kiểm soát đƣợc thực tế số lƣợng NLĐ trong đơn vị. Do vậy chủ SDLĐ cố tình kê khai mức lƣơng thấp hơn so với thực tế để phần phải trích nộp BHXH sẽ ít hơn.

Sự phối hợp giữa các ngành chức năng liên quan chƣa đồng bộ và chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ: Đối với các ngành Thuế, Kế hoạch – Đầu tƣ và các cơ quan khác khi cho phép thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cần xác định số lao động của đơn vị bắt buộc phải tham gia BHXH cần phải thông qua xác nhận của cơ quan BHXH, hoặc khi Đảng ủy khối doanh nghiệp xem xét thành tích thi đua đôi khi không quan tâm đến chỉ tiêu thực hiện đúng luật BHXH.

Đối với khu vực hành chính công nói chung và ngành BHXH nói riêng, thì chƣa có hƣớng dẫn tổ chức hoạt động KSNB thông qua khuôn khổ kiểm soát để kiểm soát rủi ro, ngăn chặn các hành vi sai phạm của chính nhân viên BHXH cũng nhƣ các bên tham gia đóng góp vào quỹ BHXH.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Kể từ khi thành lập đến nay, BHXH tỉnh Quảng Nam đạt đƣợc những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó, việc kiểm soát thu cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của NLĐ và đơn vị SDLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH cũng nhƣ trách nhiệm của cơ quan BHXH.

Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đạt đƣợc, việc kiểm soát thu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Môi trƣờng kiểm soát còn bị hạn chế nhiều mặt, chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về công tác kiểm soát, phát hiện các sai phạm của đơn vị SDLĐ. Mặt khác, các quy định về xử phạt các hành vi trốn đóng, gian lận tiền BHXH vẫn chƣa đủ sức răn đe,... Tất cả những vấn đề trên cần đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện để nhằm tăng cƣờng công tác kiểm soát thu BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

76

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỈNH QUẢNG NAM

3.1. ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

Từ những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam, nhằm khắc phục và từng bƣớc tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm soát BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng, định hƣớng tăng cƣờng kiểm soát thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát BHXH thông qua ứng dụng CNTT phục vụ việc khai thác dữ liệu một cách hiệu quả:

+ Ứng dụng CNTT trong quản lý thu BHXH đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện nhất là giúp cho việc quản lý chặt chẽ đối tƣợng đóng và hƣởng BHXH, quản lý quỹ BHXH;

+ Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin quản lý BHXH một cách đầy đủ tình hình hoạt động quản lý quỹ BHXH và các quỹ thành phần, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống BHXH Việt Nam, nâng cao chất lƣợng quản lý và giữ an toàn quỹ BHXH.

- Thiết lập đƣợc hệ thống kiểm soát, nâng cao chất lƣợng cán bộ BHXH để có một đội ngũ nhân viên vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có đầy đủ phẩm chất đạo đức. Ngƣời cán bộ làm công tác thu BHXH đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kiểm soát nên cần xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, viên chức. Ngoài việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên

môn của cán bộ, viên chức thì đạo đức của cán bộ, viên chức cũng là nhân tố quyết định, ảnh hƣởng đến kết quả của các hoạt động kiểm soát thu BHXH.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao tính tuân thủ pháp luật BHXH của các đơn vị SDLĐ, góp phần nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động, ngƣời lao động và nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHXH; kịp thời thông tin về chủ trƣơng, chính sách và các hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra đúng quy trình, đúng đối tƣợng có hành vi gian lận BHXH. Giám sát chặt chẽ, cập nhật thông tin kịp thời về đơn vị SDLĐ để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác. Lập kế hoạch lựa chọn đúng những đơn vị có dấu hiệu vi phạm để nâng cao chất lƣợng kiểm tra. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, Ngành BHXH đƣợc phép thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH. Ngành BHXH vừa thực hiện chức năng thu BHXH, vừa thực hiện chức năng thanh tra về đóng BHXH – rõ ràng, thuận lợi là qua theo dõi về tình hình thu nộp BHXH của ngƣời sử dụng lao động, cơ quan BHXH biết rõ đơn vị nào trốn đóng, chậm đóng để tiến hành thanh tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Cần có những biện pháp chế tài xử phạt nặng đối với những đơn vị trốn đóng, gian lận tiền BHXH. Đối với vi phạm lần đầu, cần bị xử lý về mặt hành chính để răn đe, giáo dục ngƣời vi phạm và coi nhƣ một “cảnh báo sớm” đối với doanh nghiệp, nhằm giữ ổn định hoạt động của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp chế tài hình sự khi hành vi vi phạm có tính nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng cường công tác kiểm soát thu bảo hiểm xã (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)