Xây dựng Bản đồ chiến lược

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường đại học quảng nam (Trang 99 - 110)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Xây dựng Bản đồ chiến lược

Trên cơ sở xem xét sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của nhà trường được trình bày ở chương 2, và Chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2011-2010 được trình bày ở phần 3.2.1, tác giả tiến hành phỏng vấn tay đôi với Ban giám hiệu, Lãnh đạo các phòng ban, khoa, trung tâm về các mục tiêu trên bốn phương diện chính khi xây dựng theo phương pháp BSC.

89

Trong quá trình phỏng vấn, Ban lãnh đạo đưa ra khá nhiều mục tiêu đối với bốn phương diện tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển. Qua trao đổi của tác giả với Lãnh đạo trường trong quá trình phỏng vấn, cùng với thứ tự ưu tiên theo đề nghị của các thầy cô, kết hợp với phân tích của tác giả dựa trên Chiến lược phát triển của trường Đại học Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 và thực trạng hiện tại của nhà trường, tác giả tiến hành xây dựng Bản đồ chiến lược cho trường Đại học Quảng Nam bắt đầu từ việc tập hợp 17 mục tiêu chiến lược trên bốn phương diện.

a. Tp hp các mc tiêu chiến lược

- Mục tiêu của phương diện tài chính

Tài chính là phương diện rất quan trọng trong chiến lược phát triển của trường, tài chính như là dòng máu để nuôi dưỡng cơ thể, lưu chuyển mọi hoạt động. Vì vậy, nếu tài chính không đảm bảo sẻ ảnh hưởng đến mọi hoạt động và sự tồn tại của nhà trường.

Mục tiêu thứ nhất, tăng trưởng quy mô hoạt động của nhà trường

Để có thể trở thành một trường đại học trọng điểm trong khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, thực hiện sứ mệnh trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp và đa hệ, nhà trường cần gia tăng quy mô đào tạo mỗi năm. Ngoài các ngành sư phạm và một số ngành ngoài sư phạm hiện có, nhà trường đang nghiên cứu và mở thêm một số ngành cử nhân và dịch vụ xã hội để đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội.

Mục tiêu thứ hai, tăng chênh lệch thu chi

Khoản chênh lệch thu chi này để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động hoặc trích một phần cho quỹ khen thưởng, phúc lợi hoặc để bù đắp sức lao động và khích lệ cán bộ công nhân viên thông qua khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, nhà trường cũng có thể sử dụng khoản chênh lệch này để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng nâng

90 cao năng lực cán bộ công nhân viên...

Mục tiêu thứ ba, tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên nhà trường

Thu nhập tăng thêm của nhà trường được trả theo phần trăm thu nhập và mức này được thông qua trong Hội nghị công nhân viên chức hằng năm. Nhằm đảm bảo thu nhập của người lao động tăng hàng năm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động. Khi mức thu nhập tăng thêm được nâng cao, thì đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, sẽ tạo động lực gắn kết giữa cán bộ công nhân viên và nhà trường, đó cũng là động lực để phát triển nhà trường.

Mục tiêu thứ tư, tăng Ngân sách đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường. Sự thiếu hụt hoặc không đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo là thách thức to lớn, hạn chế việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Việc tăng ngân sách đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được đặt ra hết sức khẩn trương mới có thể đáp ứng được mục tiêu chung của nhà trường.

- Mục tiêu của Phương diện khách hàng

Khi tiến hành xây dựng thẻ cân bằng điểm ở các cơ sở giáo dục đào tạo, có rất nhiều ý kiến xoay quanh quan niệm khách hàng là ai? Sinh viên, phụ huynh,... hay người sử dụng lao động. Đối với trường Đại học Quảng Nam, quan điểm của lãnh đạo trường là toàn thể cán bộ công nhân viên nhà trường và các học sinh sinh viên cùng nhau tạo cơ hội cùng phát triển. Để thực hiện điều đó, lãnh đạo nhà trường đưa ra nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng

91

lao động, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng, hồ sơ Hội nghị viên chức, quan điểm xem người sử dụng lao động là khách hàng của trường Đại học Quảng Nam của nhà trường cũng thể hiện rất rõ. Tác giả coi đây là tiền đề để phát triển phương diện khách hàng tại Trường.

Mục tiêu thứ nhất, tăng cường sự hài lòng của người sử dụng lao động.

Sự hài lòng chính là sự đánh giá của người sử dụng lao động đối với chất lượng đầu ra của sinh viên. Sự hài lòng này thể hiện qua việc đánh giá kiến thức chuyên môn và kiến thức căn bản, có khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng, có khả năng phân tích và làm việc tự chủ... Khi người sử dụng lao động càng hài lòng với chất lượng sinh viên thì khả năng xin việc làm của sinh viên càng được nâng cao và uy tín của nhà trường sẽ ngày càng được khẳng định.

Mục tiêu thứ hai, thu hút thêm người sử dụng lao động.

Với đặc trưng đa ngành đa nghề nên đối tượng sử dụng lao động của nhà trường cũng rất đa dạng:

Đối với ngành sư phạm, đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường làm việc ở các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng chủ yếu vẫn là các trường ở khu vực miền núi.

Đối với các ngành ngoài sư phạm, đối tượng sử dụng lao động đa dạng hơn, có thể là các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, công ty, nhà máy,... trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như các tỉnh thành lân cận và còn kể đến một số thị trường lao động như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng.

Hằng năm, trường Đại học Quảng Nam thực hiện các cuộc điều tra khảo sát việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường tại các đơn vị có sử dụng lao động tốt nghiệp trường Đại học Quảng Nam. Trên phương diện khách hàng, mục tiêu của trường Đại học Quảng Nam là tăng cường thu hút thêm người sử

92

dụng lao động để tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Mục tiêu thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp

Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự gắn kết giữa đào tạo với sử dụng, giữa nhà trường với xã hội đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, sản phẩm đào tạo vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có cả nguyên nhân từ phía nhà trường, nhà sử dụng và cả nguyên nhân từ phía xã hội. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả cho rằng nhà trường nên từng bước gắn kết hơn nữa giữa đào tạo và sử dụng. Khi đó, nhà trường có thể nhận sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong công tác đào tạo của mình, chẳng hạn như: doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho trường, cho các sinh viên nghiên cứu khoa học và trao học bổng cho các sinh viên có thành tích xuất sắc; hoặc doanh nghiệp chuẩn bị các bài nói chuyện với sinh viên về chuyên ngành mà các em đang học; hoặc tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp vào năm thứ 3, thứ 4,...

Phương diện TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Mục tiêu Tăng mức độ hài lòng của CBCNV Xây dựng môi trường làm việc trao quyền và liên kết Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy và học Nâng cao kỹ năng quản lý cho nhà quản lý Nâng cao năng lực CM cho GV, kỹ năng nghiệp vụ cho CV Tuân thủ qui định liên quan đến hoạt động giảng dạy Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ đào tạo Tăng cường việc đổi mới PPDH Tăng cường hoạt động NCKH Tăng cường thu hút thêm người sử dụng lao động Tăng sự hài lòng của người sử dụng lao động Nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên Tăng Ngân sách đầu tư cơ sở

vật chất Tăng chênh lệch thu chi Tăng trưởng quy mô hoạt động của Trường Tăng TN tăng thêm cho CBCNV Mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp 93

94

Mục tiêu thứ tư, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên.

Chất lượng đào tạo của nhà trường được đánh giá ở chất lượng đầu ra của sinh viên. Thể hiện rõ nhất chính là kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Nhà trường luôn chú trọng công tác giảng dạy, hỗ trợ giảng dạy để sinh viên có điều kiện tốt nhất phát huy năng lực của mình. Kết quả học tập hằng kỳ, hằng năm của sinh viên luôn được thống kê cụ thể, kịp thời để Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa chuyên môn có kế hoạch nâng cao chất lượng và kịp thời cảnh báo những trường hợp sinh viên có kết quả học tập kém. Ngoài chất lượng học tập, kết quả rèn luyện của sinh viên cũng được nhà trường rất chú trọng. Kết quả này không chỉ phụ thuộc vào việc sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của nhà trường mà còn thể hiện ở việc sinh viên tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội, hoạt động xã hội, tình nguyện...

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên lên hàng đầu và luôn nỗ lực thực hiện mục tiêu trên để sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức để làm việc, nâng cao khả năng tìm việc làm cho sinh viên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tuyển dụng lao động.

- Mục tiêu của phương diện quy trình hoạt động nội bộ

Mục tiêu trọng tâm của nhà trường là xây dựng trường Đại học Quảng Nam trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, nhà trường cần phải đạt được các mục tiêu liên quan, trong đó các mục tiêu đặt ra cho quy trình hoạt động nội bộ là những mục tiêu không kém phần quan trọng.

Mục tiêu thứ nhất, tuân thủ qui định liên quan đến hoạt động giảng dạy

Chất lượng đào tạo là vấn đề không chỉ được nhà trường và cơ quan chủ quản của nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm mà còn thu hút sự

95

quan tâm của toàn xã hội vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm đào tạo. Chất lượng đào tạo sẽ bị ảnh hưởng nếu giảng viên không tuân thủ các qui định liên quan đến hoạt động giảng dạy, bao gồm thời gian giảng dạy, chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy...

Chất lượng giảng dạy không những là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Giảng viên mà còn là yếu tố quan trọng để đánh giá uy tín của Giảng viên đó. Nhằm tạo hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy, nhà trường cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình giảng dạy của đội ngũ Giảng viên nhà trường.

Mục tiêu thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợđào tạo

Để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường thì chất lượng các hoạt động hỗ trợ đào tạo nhất thiết phải được nâng cao. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học cho cả cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Sự thiếu hụt hoặc không đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động đào tạo sẽ là thách thức to lớn hạn chế việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo phục vụ kịp thời, tốt nhất cho công tác giảng dạy của Giảng viên và học tập của học sinh sinh viên bao gồm hoạt động phục vụ của thư viện, ký túc xá, hoạt động phục vụ liên quan đến cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, hoạt động phục vụ của bộ phận y tế, … Khi mục tiêu này đạt được thì sẽ góp phần tăng sự hài lòng của học sinh sinh viên, chất lượng đào tạo của trường sẽ nâng cao, từ đó góp phần tạo uy tín cho nhà trường cũng như xây dựng nên thương hiệu của nhà trường.

Mục tiêu thứ ba,tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề đặt ra trong suốt quá trình phát triển của nhà trường. Từ yêu cầu bức xúc về chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc

96

đổi mới phương pháp dạy học cần được triển khai theo mục tiêu với công cụ và lộ trình cụ thể. Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện đồng bộ và triệt để ở tất cả các khoa, bộ môn.

Mục tiêu thứ tư, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy. Nhà trường xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng bắt buộc đối với đội ngũ GV, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, mỗi GV phải thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, viết bài đăng trên báo, tạp chí... Đây là tiêu chí bắt buộc trong quá trình xét các danh hiệu thi đua, phân loại CBCNV.

Đối với giảng viên tại các trường đại học thì việc nghiên cứu là một hoạt động thường xuyên. Bởi vì, nhiệm vụ của họ là truyền đạt kiến thức mới cho sinh viên, chỉ có thể tìm hiểu và nghiên cứu mới có thể hiểu biết sâu sắc, đầy đủ vấn đề. Để từ đó, giảng viên sẽ tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để truyền tải kiến thức cho sinh viên.

- Mục tiêu của phương diện đào tạo và phát triển

Vấn đề học hỏi và phát triển là cái tất yếu đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Chỉ có đầu tư vào học hỏi và phát triển thì tổ chức đó mới có thể tồn tại trong xã hội ngày càng phát triển. Và điều này lại càng tất yếu hơn đối với một trường đại học, là nơi cung cấp nguồn tri thức cho xã hội. Đây là phương diện quan trọng nhất của bốn phương diện trong BSC, khi nhà trường đạt được các mục tiêu về phương diện này sẽ đạt được các mục tiêu của những phương diện còn lại. Đây cũng chính là phương diện mà nhà trường cần đầu tư và phát triển dài hạn.

Mục tiêu thứ nhất, tăng mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên

97

nhà trường. Do đó, nhà lãnh đạo cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của cán bộ công nhân viên để đánh giá mức độ đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công việc, đồng thời có giải pháp để tăng cường mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên. Khi cán bộ công nhân viên hài lòng với nhà trường, họ sẽ nỗ lực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường đại học quảng nam (Trang 99 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)