Đánh giá cụ thể từng phương diện trong đánh giá thành quả hoạt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường đại học quảng nam (Trang 88 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Đánh giá cụ thể từng phương diện trong đánh giá thành quả hoạt

hoạt động tại trường Đại học Quảng Nam

a. Phương din tài chính

Trường có đưa ra mục tiêu về phương diện tài chính nhưng chưa cụ thể, lượng hóa các mục tiêu đó.

Thước đo Mức lương bình quân đầu người/tháng của CBCNV không thể hiện được mục tiêu nâng cao đời sống CBCNV vì mức lương để đo lường được tính chung cho tất cả các bộ phận, và bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng; và nếu mức lương tăng do tăng mức lương cơ bản theo Quy định của Nhà nước thì thước đo trên cũng không có ý nghĩa.

Thước đo Đánh giá mức độ hoàn thành việc giải ngân các nguồn kinh phí thông qua báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách chỉ thể hiện Trường thực hiện đúng qui định của Bộ, ngành có liên quan chứ không cho thấy mức độ hiệu quả của các hoạt động sử dụng nguồn kinh phí.

Thước đo Chênh lệch thu chi của từng hoạt động sự nghiệp và các hoạt

động dịch vụ khác không chỉ ra hiệu quả của từng hoạt động vì không so sánh khoản chênh lệch với chi phí thực tế của từng hoạt động.

Trường chưa quan tâm đến việc đánh giá việc tăng trưởng quy mô hoạt động; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cũng như mối quan hệ của

78

b. Phương din khách hàng

Trường đưa ra thước đo Số lượng thí sinh đăng ký và nhập học chỉ thể hiện sự tăng giảm học sinh, sinh viên qua các năm chứ không gắn với chiến lược phát triển của Trường; Trường chưa đánh giá được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được kế hoạch phát triển và marketing cho thương hiệu của Trường.

Thước đo Mức độ hài lòng của học sinh, sinh viên được đo lường bằng hoạt động khảo sát, điều tra. Việc này mới thực hiện bước đầu nên không thu hút được sự quan tâm của học sinh, sinh viên; việc đánh giá còn sơ khai, kết quả đánh giá chưa thuyết phục. Sau khảo sát, Trường cũng chưa có kế hoạch, hành động cụ thể của các cá nhân, khoa, phòng ban có liên quan để khắc phục những điểm chưa hoàn thiện về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất. Trường vẫn xem học sinh, sinh viên là khách hàng chính, xem đơn vị sử dụng lao động là môi trường XH. Do đó, Trường đã bỏ lỡ phân khúc KH hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của Trường là “người sử dụng lao động” nên thiếu các thước đo liên quan đến người sử dụng lao động.

c. Phương din quy trình hot động ni b

Trường đánh giá quy trình hoạt động nội bộ chủ yếu qua các mặt

chương trình đào tạo, hoạt động giảng dạy và hoạt động tổ chức môn học

bằng cách khảo sát ý kiến của học sinh, sinh viên. Việc đánh giá này còn phụ thuộc và nhiều yếu tố, kết quả khảo sát không khách quan và thiếu cơ sở khoa học, chưa đánh giá đúng và đủ tất cả các mặt của quy trình nội bộ.

Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học được thể hiện qua số lượng đề

tài đăng ký, đề tài được duyệt, số lượng các bài báo không đánh giá được hiệu quả của các đề tài, sáng kiến với công tác giảng dạy, chiến lược phát triển chung của Trường, và đặc biệt qua thống kê giờ nghiên cứu khoa học hằng năm. Tuy nhiên, việc đánh giá này chưa có tác dụng thúc đẩy công tác

79 nghiên cứu khoa học hằng năm của Trường.

Chưa xây dựng các chỉ tiêu đánh giá công tác phục vụ, hỗ trợ công tác giảng dạy như: mượn trả giáo trình, thu chi học phí, học bổng, đăng kí học lại, học cải thiện...; Chưa đánh giá quy trình giảng dạy của giảng viên để đảm bảo quy trình, chất lượng giảng dạy cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học.

d. Phương din đào to và phát trin

Trường đánh giá nguồn nhân lực thông qua thống kê số lượng CBCNV có học hàm, học vị. Việc đánh giá này không gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu tài chính, mục tiêu khách hàng nên xảy ra tình trạng thừa biên chế trong đội ngũ GV và mức thu nhập tăng thêm trung bình cho CBCNV giảm đi đáng kể.

Việc đánh giá xếp loại viên chức, tập thể chủ yếu dựa vào đăng kí thi đua đầu năm, lại mang nặng cảm tính, phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thi đua khen thưởng chứ không có cơ sở đánh giá khách quan.

Việc đánh giá Hệ thống thông tin qua Số lượng, giá trị của thiết bị công nghệ thông tin được trang bị cho việc dạy và học không chỉ ra được hiệu quả của việc đầu tư đến chất lượng dạy và học.

Trường không có thước đo về mức độ hài lòng của CBCNV cũng như sự gắn kết của CBCNV với đồng nghiệp và môi trường làm việc.

80

KT LUN CHƯƠNG 2

Trải qua 19 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Quảng Nam đã không ngừng gia tăng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và có nhiều cải tiến trong cơ chế hoạt động và quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn là một trường đại học non trẻ và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Việc đánh giá thành quả hoạt động tại trường còn mang tính chung chung, chưa có cơ sở đánh giá khách quan, cụ thể và đặc biệt, chưa có sự gắn kết các mục tiêu với nhau và chưa gắn với chiến lược phát triển chung của nhà trường.

Để tồn tại trong môi trường hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, để khẳng định thương hiệu đòi hỏi nhà trường phải xây dựng cho mình tầm nhìn và chiến lược đúng đắn. Đồng hành với nó phải có một hệ thống đo lường hiệu quả để đánh giá thành quả hoạt động của nhà trường. Đây là vấn đề cấp thiết mà nhà trường cần phải làm để đạt được mục tiêu chung đã đề ra cũng như tạo vị thế vững chắc của mình trong nền giáo dục Việt Nam.

81

CHƯƠNG 3

VN DNG TH CÂN BNG ĐIM

TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QU HOT ĐỘNG TI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng thẻ cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường đại học quảng nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)