6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Phương diện tài chính
Trường ĐHQN là đơn vị dự toán cấp 1 chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ GD&ĐT. Trường là đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ–CP ngày 25/4/2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính là đơn vị sự nghiệp chịu một phần chi phí theo Quyết định số 3553/QĐ- UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Hoạt động tài chính của Trường dựa trên kế hoạch – dự toán hàng năm của Trường gửi cho Sở Tài chính. Trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
52
hội hàng năm của Tỉnh, UBND Tỉnh và Bộ GD&ĐT phê duyệt về chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu ngân sách cấp; chỉ tiêu thu hoạt động sự nghiệp của Trường.
a. Tình hình tài chính của Trường
Về các nguồn thu được nêu trong Bảng 2.1.
Nguồn ngân sách cấp và nguồn thu học phí chính quy
- Kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp.
- Học phí thu của người học hệ chính quy, có ngân sách nhà nước và ngoài chỉ tiêu ngân sách nhà nước; nguồn này được ghi thu, ghi chi ngân sách hàng năm và chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.
- Lệ phí tuyển sinh theo quy định. Nguồn thu sự nghiệp khác của trường - Các loại phí, lệ phí quy định hiện hành:
+ Học phí của các lớp đào tạo hệ vừa làm vừa học.
+ Học phí thu từ các hệ đào tạo ngắn hạn (cấp chứng chỉ), bồi dưỡng do Hiệu trưởng quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy, phù hợp với khả năng đóng góp của người học.
+ Lệ phí ở ký túc xá của học sinh sinh viên.
- Thu từ hoạt động liên kết đào tạo, thông qua Trung tâm Đào tạo -Bồi dưỡng.
- Thu từ dịch vụ khai thác cơ sở vật chất và các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước.
- Về các nguồn chi được nêu trong Bảng 2.2.
Trường hạch toán các khoản chi theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Tất cả các khoản chi và mức chi theo từng nguồn thu đều tuân theo Quy chế chi tiêu nội bộ do Nhà Trường lập ra dựa trên các quy định của Bộ giáo dục đào tạo và các bộ ngành có liên quan. Một số nội dung chi như sau:
Bảng 2.1. Các nguồn thu của Trường từ năm 2010-2014 Đơn vị tính: đồng Năm Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 Thu phí, lệ phí 752,373,000 1,129,150,000 772,000,000 560,002,000 748,325,000 Học phí công lập 752,373,000 1,129,150,000 772,000,000 560,002,000 0 Thu sự nghiệp khác 15,351,977,555 19,039,715,924 24,252,592,228 22,116,166,920 22,816,043,676 Năm trước chuyển sang 330,000,000 1,850,000,000 755,842,000 0 Học phí ngoài chỉ tiêu ngân sách 11,240,983,000 9,952,563,000 10,296,698,860 9,747,827,140 10,399,854,000 Học phí liên thông 4,622,750,000 6,745,755,000 6,280,833,500 6,274,648,000 Liên kết đào tạo 804,320,000 566,736,500 753,402,500 895,000,000 380,068,000 Kí túc xá 293,083,500 549,183,000 437,935,000 471,816,000 519,599,000 Dịch vụ 396,835,000 198,353,000 1,382,296,176 Trung tâm Tin học – ngoại ngữ 854,995,000 714,436,400 1,015,950,000 975,659,000 1,544,105,000 Thu tuyển sinh 691,133,000 858,285,000 971,209,000 1,084,600,000 793,108,000 Thu khác 1,137,463,055 1,775,762,024 1,784,806,868 1,706,236,280 1,522,365,500 Kinh phí thu từ ngân sách 17,543,323,931 15,788,291,114 16,830,035,336 19,191,149,855 24,161,019,734 Kinh phí hoạt động thường xuyên 17,543,323,931 15,788,291,114 16,830,035,336 19,191,149,855 24,161,019,734 Tổng số thu 33,647,674,486 35,957,157,038 41,854,627,564 41,867,318,775 47,725,388,410
Bảng 2.2. Các nguồn chi của Trường từ năm 2010-2014
Đơn vị tính: đồng
Năm Nội dung
2010 2011 2012 2013 2014
Chi cho người lao động 16,008,759,550 18,751,950,952 25,020,862,634 27,230,059,065 30,674,938,548 Chi quản lý hành chính 1,985,650,400 2,352,075,100 2,883,777,780 2,160,347,000 2,161,639,000 Chi học bổng và trợ cấp SV 3,578,302,000 839,985,000 1,175,695,000 1,259,822,000 898,688,000 Chi hoạt động chuyên môn 4,619,547,250 7,121,799,000 8,286,717,243 8,106,445,538 10,184,800,750 Chi mua sắm, sữa chữa TSCĐ 2,789,876,000 2,918,345,000 1,578,143,000 2,465,598,000 2,047,624,000
Chi HĐTX khác 663,793,200 484,894,728 487,895,755 332,308,641 469,698,051 Các khoản phải nộp NS 91,207,955 104,028,000 83,171,454 81,249,384 223,241,920 Chi trích quỹ 3,910,538,131 1,534,079,258 1,582,522,698 231,489,147 1,064,758,141 Tổng chi 33,647,674,486 34,107,157,038 41,098,785,564 41,867,318,775 47,725,388,410 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính) 54
55 - Chi cho người lao động
- Chi quản lý hành chính
- Chi học bổng và trợ cấp sinh viên - Chi hoạt động chuyên môn
- Chi mua sắm, sữa chữa tài sản cố định - Chi hoạt động thường xuyên khác
- Các khoản phải nộp ngân sách chi trích quỹ
b. Đánh giá thành quả hoạt động của Trường về phương diện tài chính
Mục tiêu của phương diện tài chính: mục tiêu của nhà trường về phương diện tài chính là tăng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ khác, từ đó tăng thu nhập cho CBCNV và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.
Thước đo của phương diện tài chính là:
Thước đo thứ nhất:mức lương bình quân đầu người/tháng của CBCNV
Mức lương được Trường tính toán ở trên là mức lương thực lĩnh bao gồm tất cả các khoản lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm. Trường cũng không tính riêng cho giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý mà tính chung cho tất cả các cán bộ công nhân viên được nêu trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Mức thu nhập bình quân của CBCNV từ năm 2010-2014 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng quỹ lương 1,212,274 1,562,520 1,985,920 2,218,752 2,556,123 2. Số lao động 262 290 290 324 321 3. Tiền lương bình quân (đồng/tháng) 4,627 5,388 6,848 6,848 7,963 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính)
56
Thước đo thứ hai: Đánh giá mức độ hoàn thành việc giải ngân các nguồn kinh phí thông qua báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách.
Trên cơ sở số liệu của năm trước, nhân viên phòng kế hoạch tài chính sẽ phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách cho năm tới và lập dự toán ngân sách. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, nhà trường sẽ tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời đưa ra kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Cuối năm, sau khi lập báo cáo tài chính và báo cáo ngân sách, nhà trường sẽ quyết toán thu chi, đây là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo và quyết toán là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán của Trường. Đó là đánh giá về việc giải ngân kinh phí của nhà trường, việc đánh giá này sẽ căn cứ vào số chi thực tế và số giao dự toán. Và thông qua đánh giá này, nhà trường sẽ biết được giải ngân kinh phí có đúng dự toán đã được giao hay không để điều chỉnh. (Phụ lục 1)
Thước đo thứ ba: Chênh lệch thu chi của từng hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác.
Nhà trường đánh giá thước đo trên để đo lường khả năng sinh lời của từng hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác để từ đó có cơ sở, định hướng để phát triển các hoạt động đó. Với tình hình tuyển sinh khó khăn như hiện nay của các Trường đại học địa phương nói trên và của Trường Đại học Quảng Nam nói riêng thì việc đánh giá mức chênh lệch này có ý nghĩa rất lớn tới các định hướng chiến lược của nhà trường. (Phụ lục 2)