6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM TRONG ĐÁNH GIÁ
GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Nhà trường cần thành lập bộ phận chuyên trách về BSC. Bộ phận này cần người dẫn đầu là một cán bộ chủ chốt của phòng kế hoạch tài chính, vì
85
BSC là công cụ của kế toán quản trị nên đòi hỏi người trưởng ban phải am hiểu rất rõ về kế toán và hệ thống các thước đo đánh giá thành quả hoạt động. Để triển khai BSC thành công, nhà trường có thể mời các chuyên gia đã triển khai BSC thành công hoặc tư vấn viên.
Các bước cơ bản để ứng dụng BSC vào trường Đại học Quảng Nam như sau:
3.3.1. Hoạch định chiến lược
Một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng BSC tại trường Đại học Quảng Nam là nhà trường đã có Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-ĐHQN ngày 12/01/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Nam. Những mục tiêu và nội dung chiến lược phát triển đã được xác định sẽ là cơ sở để thiết kế cấu trúc cũng như xác định các chỉ số đo lường của BSC tại trường Đại học Quảng Nam.
Tuy nhiên, khi chiến lược đã xây dựng xong và được phê duyệt, cần phải phổ biến rộng rãi đến từng cán bộ công nhân viên, mục tiêu nào cần hướng tới, nhờ vào nguồn lực nào để đạt được mục tiêu đề ra, những biện pháp nào cần để thực hiện. Nếu như mỗi cán bộ công nhân viên đều hiểu biết các kế hoạch mà họ tham gia triển khai, hiểu chiến lược phát triển và tin tưởng vào Ban giám hiệu, thì trường Đại học Quảng Nam sẽ có được động lực rất lớn để đạt được mục tiêu đặt ra.
a. Chiến lược phát triển đào tạo
- Phấn đấu đến năm 2015, toàn trường có 9.100 sinh viên chính quy qui đổi. - Phấn đấu đến năm 2020, toàn trường có 15.000 sinh viên chính quy qui đổi. - Tuyển mới hằng năm trung bình:
+ Hệ chính quy vào năm 2015 là 3.500 sinh viên. + Hệ không chính quy năm 2015 là 1.750 học viên.
86
- Xây dựng và phát triển loại hình đào tạo: Liên thông, Liên kết, Văn bằng 2 và Đào tạo từ xa.
- Cấp đào tạo: Phát triển quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo nhu cầu xã hội, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo đại học, từng bước phát triển liên kết đào tạo cao học và nghiên cứu sinh.
- Cơ cấu ngành nghề: Duy trì và đảm bảo chất lượng với các ngành và chuyên ngành đã có, mở các chuyên ngành đào tạo mới theo nhu cầu phát triển của xã hội; đầu tư phát triển đào tạo cao học ở một số chuyên ngành có tiềm lực về đội ngũ và cơ sở vật chất.
b. Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học
- Phát triển nghiên cứu khoa học phải gắn liền với chiến lược phát triển đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, tạo ra những tiềm lực về vật chất cho nhà trường.
- Chú trọng nghiên cứu cả khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng. Đặc biệt, chú trọng các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ mới có khả năng ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các đơn vị, nghiên cứu xây dựng, hình thành một số trung tâm Nghiên cứu khoa học của Trường trên cơ sở tập trung các chuyên gia, đầu tư nghiên cứu trên từng lĩnh vực.
c. Chiến lược phát triển các mối liên kết trong và ngoài nước
- Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong Chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng các mối quan hệ gắn bó, bền vững, trọng điểm trong và ngoài nước, hỗ trợ, phục vụ thường xuyên hàng năm các hoạt động của nhà trường.
87
d. Chiến lược xây dựng đội ngũ
- Đến năm 2015, toàn trường có 300 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. - Đến năm 2020, toàn trường có 600 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. + Giảng viên dưới 35 tuổi phải có trình độ ngoại ngữ đủ điều kiện để gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
+ Cán bộ quản lý 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc với khách quốc tế; sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý.
+ Cán bộ kỹ thuật 80% có trình độ đại học, cao đẳng; sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý, phục vụ.
e. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất
Tập trung đầu tư những công trình trọng điểm để đưa vào sử dụng bao gồm: Ký túc xá, Nhà ở chuyên gia, Phòng thí nghiệm, thực hành, các công trình dịch vụ cho sinh viên, hệ thống công nghệ thông tin, hiện đại hoá các giảng đường, xây dựng các phòng học lớn. Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường ở cơ sở 1.
Dự kiến đến năm 2020, đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại của cơ sở 1 gồm:
+ Thư viện điện tử 9 tầng: 850 x 9 tầng = 7.720 m2 + Nhà cầu nối, hạ tầng kỹ thuật: 2.000 m2
f. Chiến lược phát triển khảo thí và đảm bảo chất lượng
Tiếp tục đổi mới công tác khảo thí phục vụ yêu cầu đánh giá khách quan kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt đáp ứng yêu cầu quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đến năm 2015, có 50% môn học/học phần và đến năm 2020, có 100% môn học/học phần có ngân hàng đề thi, đáp án chất lượng. Tăng số lượng môn học, học phần thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan
88
đạt 15% vào năm 2015 và đạt 20% vào năm 2020. Tương ứng giảm số lượng môn học/ học phần thi bằng hình thức tự luận.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn, tăng cường mức độ đạt được các tiêu chí kiểm định chất lượng ở mức cao nhất.
g. Chiến lược phát triển nguồn tài chính
- Tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào, đủ để đảm bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển của nhà trường.
- Kinh phí đầu tư hằng năm tăng dần đến 2015 so với năm 2009: + Kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ tăng 3 lần.
+ Đầu tư trang thiết bị tăng 1.5 lần. + Đầu tư cơ sở vật chất tăng 1.5 lần.
+ Đầu tư cho hoạt động đào tạo tăng 1.5 lần. + Đầu tư cho hoạt động đối ngoại tăng 5 lần.
+ Đầu tư cho hoạt động Khoa học công nghệ tăng 5 lần. + Chi tiền công, tiền lương tăng 2.5 lần.
Tổng chi phí cần có đến năm 2015: 45 tỷ, tăng 1.7 lần so với năm 2009. Trung bình tổng kinh phí từ năm 2016 đến 2020 hằng năm thu 50 tỷ.
h. Chiến lược phát triển tổ chức - quản lý
Xây dựng bộ máy và cơ chế quản lý tinh giản, hiệu quả, thông suốt. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trưởng các đơn vị.