6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Phương diện học sinh, sinh viên
a. Tình hình học sinh, sinh viên của Trường
-Đối tượng học sinh, sinh viên
+ Các ngành sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam.
57
+ Các ngành ngoài sư phạm tuyển sinh trong cả nước. - Các ngành/ chuyên ngành đào tạo
Số lượng ngành đào tạo đại học: 12 ngành Số lượng ngành đào tạo cao đẳng: 25 ngành
Số lượng ngành hệ CQ liên thông từ cao đẳng lên đại học: 3 ngành Số lượng ngành hệ chính quy liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng: 2 ngành
Số lượng ngành hệ VLVH liên thông từ cao đẳng lên đại học: 11 ngành Số lượng ngành hệ VLVH liên thông từ trung cấp lên cao đẳng: 4 ngành.
- Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của Trường tính đến năm học 2015-2016 là 5.524 học sinh, sinh viên. Nhà trường đào tạo đa hệ bao gồm hệ chính quy, hệ liên thông chính quy và hệ liên thông vừa làm vừa học; đa cấp gồm trung cấp, cao đẳng và đại học. (Phụ lục 3)
b. Đánh giá thành quả hoạt động của Trường về phương diện học sinh, sinh viên
Thước đo thứ nhất: số lượng thí sinh đăng kí xét tuyển
Thước đo này giúp nhà trường đánh giá khả năng thu hút thí sinh của mình. Thí sinh đăng kí dự thi có khá nhiều thông tin để quyết định chọn Trường Đại học Quảng Nam: tự tìm hiểu trên sách báo tạp chí, truyền hình, website của nhà trường; thông qua các buổi hướng nghiệp ở Trường trung học phổ thông; các buổi tư vấn của nhà trường; tham khảo thông tin từ các thầy cô giáo, gia đình, cựu sinh viên và bạn bè,...
Thước đo này giúp Trường đánh giá khả năng thu hút thí sinh của Trường.
58
Thước đo thứ hai: số lượng học sinh, sinh viên nhập học
Thước đo này cũng góp phần giúp nhà trường đánh giá khả năng thu hút thí sinh của nhà trường. Sở dĩ thước đo này tách biệt khỏi thước đo thứ nhất vì nhà trường là Trường đại học địa phương nên khi thí sinh đậu cả hai Trường đăng kí dự thi thì thí sinh sẽ lựa chọn một Trường để học. Một khó khăn mà nhà trường đang gặp phải là thí sinh thường có xu hướng chọn các Trường đại học ở Đà Nẵng và Huế trong trường hợp này.
Qua phân tích chi tiết số liệu tuyển sinh của các ngành từng bậc được nêu trong Bảng 2.4., Bảng 2.5., cho ta thấy rằng:
- Mặc dù công tác tuyển sinh Đại học có thuận lợi là đủ chỉ tiêu qua 4 năm. Nhưng chỉ tiêu cụ thể một số ngành không đủ như: Ngôn ngữ anh; Bảo vệ thực vật; Ngữ văn. Tỉ lệ nhập học từ nguyện vọng 2 chiếm 46%. Điều này làm cho công tác ổn định biên chế lớp và tổ chức GD có ảnh hưởng.
- Đối với Cao đẳng có tổng chỉ tiêu chỉ đạt 50.6%, và có 02 ngành tuyển sinh không đạt chỉ tiêu buộc phải không mở lớp là ngành Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh. Nguyên nhân từ cơ hội tìm việc làm của 2 ngành này và cơ chế đào tạo liên thông thay đổi. Qua biểu đồ chung của tuyển sinh, 4 năm liên tiếp việc tuyển sinh bậc Cao đẳng là không đủ chỉ tiêu và có xu hướng giảm mạnh qua các năm. (Phụ lục 4, Phụ lục 5)
Thước đo này cũng góp phần giúp Trường đánh giá khả năng thu hút học sinh, sinh viên của mình. Bên cạnh số lượng thí sinh đăng kí thi tuyển và xét tuyển vào Trường, Trường còn có một lượng lớn sinh viên cự tuyển và sinh viên Lào. Hiện nay, nhà trường đào tạo một lượng khá lớn HS theo diện cử tuyển theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam, và lưu học sinh Lào chủ yếu từ 2 tỉnh Champassak và Xekong. Thước đo này cũng giúp Trường định hướng việc mở rộng thị phần sang một thị trường mới và khá tiềm năng.
59
Bảng 2.4. Tình hình tuyển sinh Đại học từ 2011 đến 2014
Đơn vị tính: %
Năm TS Số lượng tuyển được Chỉ tiêu Tỉ lệ
Tuyển sinh năm 2011 537 700 76.7%
Tuyển sinh năm 2012 703 700 100.4%
Tuyển sinh năm 2013 804 800 100.5%
Tuyển sinh năm 2014 975 900 108.3%
(Nguồn: Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng) Bảng 2.5. Tình hình tuyển sinh Cao đẳng từ 2011 đến 2014
Đơn vị tính: %
Năm TS Số lượng tuyển được Chỉ tiêu Tỉ lệ
Tuyển sinh năm 2011 625 650 96.2%
Tuyển sinh năm 2012 743 800 92.9%
Tuyển sinh năm 2013 571 800 71.4%
Tuyển sinh năm 2014 405 800 50.6%
(Nguồn: Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng)
Thước đo thứ ba: mức độ hài lòng của học sinh, sinh viên
Thực hiện công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; Ban lãnh đạo Trường ĐHQN đã thực hiện việc triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV thông qua Hoạt động khảo sát môn học được bắt đầu từ tháng 01/2011; Tổng số môn học đã được khảo sát từ 2011 đến nay là 122 môn học do 114 GV của Trường đảm trách. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua Phiếu khảo sát sinh viên. (Phụ lục 6)
Năm học 2014-2015, Trường đã thực hiện được 02 đợt khảo sát môn học vào tháng 12/2014 và tháng 5/2015. Các kết quả của về việc thực hiện lấy
60
thông tin phản hồi của SV về chất lượng dạy - học môn học trình độ đại học, cao đẳng HKI, HKII 2014-2015 bước đầu đã có nhiều dấu hiệu rất khả quan. Việc thực hiện đánh giá GV thông qua ý kiến của SV giúp Trường đảm bảo chất lượng dạy và học. GV bộ môn phụ trách những môn học cũng có hướng điều chỉnh kịp thời trong phương pháp giảng dạy cũng như cập nhật thông tin mới vào bài giảng để cung cấp những kiến thức hay, mới mẻ cho SV kịp thời cập nhật. Ngoài việc tiếp nhận ý kiến phản hồi từ phía người học trong việc đánh giá thì cũng rất cần sự tham gia của công tác cố vấn học tập ở mỗi khoa và ban lãnh đạo khoa để làm cầu nối giúp SV có thể dễ dàng trao đổi tâm tư nguyện vọng trong học tập với khoa và Trường; Khuyến khích tinh thần học tập của SV một cách tốt nhất. Theo dõi việc bổ sung kịp thời giáo trình và tài liệu tham khảo của từng môn học.
Thước đo thứ tư: Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên
Nhà trường đánh giá HSSV qua hai mặt là kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Kết quả học tập của SV các lớp cao đẳng, đại học chính quy được đánh giá theo thang điểm ABC căn cứ vào yêu cầu của đào tạo tín chỉ. Hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng: trắc nghiệm, tự luận, thảo luận, bài tập, tiểu luận khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu của SV. Kết quả học tập của HS khối trung cấp và SV đại học liên thông hệ vừa làm vừa học được đánh giá theo thang điểm 10, gồm điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc học phần (được nêu trong Bảng 2.6, Bảng 2.7.).
Kết quả rèn luyện áp dụng cho HS trung cấp và SV các lớp cao đẳng chính quy, liên thông cao đẳng và liên thông đại học được đánh giá theo thang điểm 100, dựa trên quá trình học tập, thành tích tham gia các hoạt động phong trào, … do HSSV tự đánh giá, sau đó Ban cán sự lớp và Giáo viên chủ nhiệm xem xét và xác nhận (được nêu trong Bảng 2.8). Điểm rèn luyện chính thức do Hội đồng xét điểm rèn luyện của nhà trường quyết định. Kết quả rèn luyện được đánh giá trên cơ sở Phiếu đánh giá điểm rèn luyện. (Phụ lục 7)
Bảng 2.6. Thống kê xếp loại sinh viên cao đẳng đã tốt nghiệp từ K2007 đến K2011 Đơn vị tính: % STT Khóa Cuối khóa Tốt nghiệp Xuất sắc Tỉ lệ Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB- Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ 1 Cao đẳng K07 562 514 0 0% 11 2% 232 45% 171 33% 19 4% 2 Cao đẳng K08 597 545 0 0% 18 3% 213 39% 304 56% 10 2% 3 Cao đẳng K.09 580 476 0 0% 11 2% 196 41% 260 55% 9 2% 4 Cao đẳng K.10 699 606 0 0% 12 2% 190 31% 387 64% 17 3% 5 Cao đẳng K.11 612 505 0 0% 21 4% 334 66% 0 0% 150 30%
(Nguồn: Phòng Công tác sinh viên) Bảng 2.7. Thống kê xếp loại sinh viên đại học đã tốt nghiệp từ K2007 đến K2011
Đơn vị tính: % STT Khóa Cuối Khóa Tốt nghiệp Xuất sắc Tỉ lệ Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB- Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ 1 Đại học K07 227 208 0 0% 12 6% 102 49% 80 38% 14 7% 2 Đại học K08 452 427 0 0% 35 8% 241 56% 141 33% 10 2% 3 Đại học K09 491 455 0 0% 44 10% 242 53% 160 35% 9 2% 4 Đại học K10 570 521 0 0% 51 10% 377 72% 0 0% 92 18%
(Nguồn: Phòng Công tác sinh viên)
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả rèn luyện từ năm 2010- 2014 Đơn vị tính: % Hệđào tạo Tổng Xuấ t sắc Tỉ lệ Giỏi Tỉ lệ Kh á Tỉ lệ TB- Khá Tỉ lệ Trung bình Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ Kém Tỉ lệ Năm học 2011 – 2012 Cao đẳng (NC) chính quy 1727 11 0.6% 1138 65.9% 562 32.5% 13 0.8% 1 0.1% 2 0.1% 0 0.% Đại học (Niên chế) CQ 1105 26 2.4% 790 45.7% 275 15.9% 11 0.6% 3 0.2% 0 0.% 0 0.% Đại học (Tín chỉ) CQ 564 2 0.4% 397 23.% 157 9.1% 8 0.5% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Trung cấp chính quy 1513 2 0.1% 1074 62.2% 426 24.7% 9 0.5% 0 0.% 2 0.1% 0 0.% Năm học 2012 – 2013 Cao đẳng (NC) chính quy 1116 24 2.2% 872 50.5% 208 12.% 9 0.5% 1 0.1% 2 0.1% 0 0.% Cao đẳng (TC) chính quy 595 2 0.3% 403 23.3% 186 10.8% 4 0.2% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Đại học (Niên chế) CQ 890 29 3.3% 662 38.3% 195 11.3% 1 0.1% 3 0.2% 0 0.% 0 0.% Đại học (Tín chỉ) CQ 1063 30 2.8% 763 44.2% 266 15.4% 2 0.1% 1 0.1% 1 0.1% 0 0.% Trung cấp chính quy 1239 4 0.3% 932 54.% 301 17.4% 2 0.1% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Năm học 2013 – 2014 Cao đẳng (NC) chính quy 625 13 2.1% 491 28.4% 116 6.7% 5 0.3% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Cao đẳng (TC) chính quy 1249 16 1.3% 776 44.9% 435 25.2% 18 1.% 2 0.1% 2 0.1% 0 0.% Đại học (Niên chế) CQ 459 17 3.7% 390 22.6% 49 2.8% 3 0.2% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Đại học (Tín chỉ) CQ 1715 45 2.6% 1325 76.7% 340 19.7% 5 0.3% 0 0.% 0 0.% 0 0.% Trung cấp chính quy 818 1 0.1% 608 35.2% 207 12.% 1 0.1% 1 0.1% 0 0.% 0 0.% Năm học 2014 – 2015 Cao đẳng (TC) chính quy 1710 24 1.4% 1245 72.1% 422 24.4% 15 0.9% 2 0.1% 2 0.1% 0 0.% Đại học (Tín chỉ) CQ 2452 69 2.8% 2038 118.% 333 19.3% 12 0.7% 0 0.% 0 0.% 0 0.% 62
63
Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, HSSV nào đạt kết quả cao sẽ được khen thưởng, cấp học bổng. Tuy nhiên, mức học bổng trên cơ sở tỷ lệ phần trăm mỗi lớp nên có tình trạng HSSV lớp này đạt điểm cao hơn lớp khác nhưng lại không được nhận học bổng do số lượng HSSV lớp đó có điểm cao nhiều.
2.2.3. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ
a. Tình hình các quy trình hoạt động nội bộ
- Hoạt động dạy học + Chương trình đào tạo
Trên cơ sở các Quyết định cho phép đào tạo các ngành từ trung cấp đến cao đẳng, đại học, Trường đã xây dựng đầy đủ CTĐT và kế hoạch giảng dạy cho từng ngành học. Tất cả các ngành học đều có chương trình khung cho từng ngành học và đề cương chi tiết đến từng môn học. CTĐT, đề cương chi tiết được công bố rộng rãi đến tất cả các đơn vị, được công bố trên Web của Trường, được cập nhật, điều chỉnh thường xuyên trên cơ sở ý kiến góp ý của GV, các đơn vị chuyên môn và từ người học. CTĐT phù hợp với sứ mạng, mục tiêu phát triển của một Trường đại học địa phương. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, được thiết kế đảm bảo tính hệ thống, tính hiện đại, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính phát triển.
CTĐT được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ. Hiện nay, tất cả các ngành, trình độ đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ có đầy đủ chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức toàn khóa, đối tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ cho mỗi chuyên ngành đào tạo.
+ Phương pháp giảng dạy
64
hợp. Các CTĐT đều xây dựng theo hướng tích lũy theo tín chỉ. Trường đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể để khuyến khích GV đổi mới và đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá; triển khai nhiều đề tài NCKH về đổi mới phương pháp giảng dạy. Trường đang sử dụng một số hình thức về kiểm tra đánh giá đối với các loại hình khác nhau, nhằm đảm bảo tính chính xác, công bằng và phù hợp với từng loại hình đào tạo.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của người học chưa thực hiện đồng đều ở các khoa/bộ môn. Chưa có biện pháp để đánh giá độ tin cậy, giá trị và tính sát thực của các loại đề thi, các loại hình đánh giá. Kết quả học tập của người học tuy đã được chuyển tải lên mạng nhưng vẫn chưa thật sự kịp thời, nhất là điểm học lại, học cải thiện, thi lại, thi cải thiện điểm, vì vậy việc truy cập điểm qua mạng Internet trong những trường hợp trên chưa phát huy hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trên cả bề rộng và bề sâu. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về chủ đề phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của SV. Tiếp tục động viên cán bộ, GV đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, xây dựng ngân hàng đề thi cho tất cả các hệ đào tạo. Tổ chức khảo sát GV, SV và các nhà tuyển dụng về chất lượng các đề thi và hiệu quả của các hình thức tổ chức thi. Về quản lý kết quả học tập, Trường có kế hoạch xây dựng kho dữ liệu đầy đủ, kịp thời và đưa kết quả học tập lên mạng để người học có thể truy cập kết quả học tập trên Internet.
- Hoạt động tổ chức dạy học
Trường không chỉ chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy mà còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đến nay, Trường đã có một hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và ngày càng khang trang, hiện đại đáp ứng được các hoạt động đào tạo và NCKH. Trường ĐHQN đã đảm bảo hệ thống
65
thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu để phục vụ giảng dạy và NCKH của đội ngũ cán bộ GV và SV trong Trường. Các trang thiết bị chuyên dụng của thư viện phục vụ trực tiếp và đảm bảo cho hoạt động Thông tin – Thư viện hàng ngày. Thư viện đã tiến hành cài đặt mạng Internet bao gồm 01 server cấu hình mạnh với hơn 120 máy trạm cho cán bộ nhập dữ liệu, CBCNV và HSSV truy cập Internet. Vốn tài liệu của Thư viện rất phong phú và đa dạng. Toàn bộ họat động của Thư viện được tin học hóa thông qua mạng máy tính và phần mềm quản trị tích hợp ILIB 3.6.
Ngoài ra, Trường đã đầu tư trang bị hệ thống phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phù hợp với từng ngành đào tạo khác nhau. Để quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị tại các phòng thí nghiệm, Trường đã phân công các cán bộ có chuyên môn chuyên sâu thuộc các đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi bảo trì các máy móc thiết bị và phục vụ kịp thời theo yêu cầu dạy và học.