7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng
a. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng
Theo quan điểm hiện đại, Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cƣờng các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả Quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và đƣợc coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000).
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ở các góc độ
khác nhau, nhƣng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải khái niệm: “Quản trị rủi ro tín dụng là quá
trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.”
b. Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
Một số nhân tố chủ yếu làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng:
Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng quy định trong hoạt động
ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hƣớng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hƣớng
đa năng phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hƣớng hội nhập cạnh tranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới.
Thứ ba, đối với các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc đang trong
quá trình chuyển đổi nhƣ Việt Nam, thì môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định, hệ thống pháp luật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt
động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn.
c. Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng
- Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ
sở giữ mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng.
- Hoạch định phƣơng hƣớng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi
ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao. Đồng thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc, ngƣỡng an toàn, mức độ sai sót có thể kiểm soát đƣợc.
- Xây dựng các chƣơng trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống
rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch
phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.