Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại BacABank-

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 73)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại BacABank-

2.3.1. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro trong cho vay tại BacABank-ĐN BacABank-ĐN

Đối với một ngân hàng nói chung cũng nhƣ là BacABank-ĐN nói riêng thì công tác nhận diện rủi ro luôn là việc cần làm đầu tiên khi đánh giá một khoản vay và đây cũng là công việc quan trọng nhất. Bất kỳ một khoản vay nào đều có thể có những vấn đề tiềm ẩn trong đó, sớm nhận diện các vấn đề và có những biện pháp theo dõi phù hợp có thể giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc tổn thất xuống mức thấp nhất có thể.

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong các khoản vay ở BacABank-ĐN đƣợc thực hiện thông qua Phòng tín dụng, từ việc xử lý thông tin các hồ sơ tín dụng đến việc đƣa ra các quyết định tín dụng. Những năm vừa qua, ƣu tiên hàng đầu của BacABank-ĐN vẫn luôn là mở rộng thị phần trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, đề xuất những gói tín dụng ƣu đãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, có lẽ cũng bởi vậy mà công tác nhận biết, đánh giá RRTD chƣa đƣợc thực hiện xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Hậu quả để lại là tỷ lệ nợ xấu vẫn chƣa đƣợc giảm thiểu một cách hiệu quả nhất, đỉnh điểm trong ba năm từ năm 2014 tới năm 2016 là 2,58% ở năm 2014 và sau đó là 2,01%, 1,69% năm 2015 và năm 2016. Đáng chú ý là dƣ nợ xấu đến từ các khoản cho vay liên quan đến bất động sản chiếm tỷ trọng rất lớn tại BacABank-ĐN, điều này chứng tỏ đƣợc rằng khả năng đánh giá, nhận diện rủi ro trong các khoản vay loại này vẫn còn đang gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung thì tỷ trọng các khoản dƣ nợ xấu trong tổng dƣ nợ cũng đang có xu hƣớng giảm dần bởi

bộ phận tín dụng tại BacABank-ĐN đã và đang không ngừng nỗ lực để hoàn thiện kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ hơn nữa nhằm cải thiện hiệu quả đánh giá các khoản vay.

Việc nhận biết và xác định rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn, cùng với tinh thần trách nhiệm và ngoài ra một điều quan trọng là cần có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp đƣợc tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra và có thể phân biệt chúng theo từng tiêu thức khác nhau.

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công việc thì BacABank-ĐN đã chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên vào Phòng tín dụng. Các cán bộ đƣợc tuyển chọn đều là những ngƣời có trình độ đại học trở lên và đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học uy tín. Đảm bảo có khả năng nhận thức và nắm bắt công việc thực tế của ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cấp cao giữ vai trò kiểm soát đều là những ngƣời có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm.

Các CBTD thực hiện các khoản vay sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Từ tiếp nhận hồ sơ cho đến giải ngân và kết thúc khoản vay. Do đó mà các cán bộ tín dụng cần phải thƣờng xuyên thu thập tất cả các thông tin cần thiết về khách hàng, có những kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể nhận biết và xác định đƣợc các rủi ro có thể có.

Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại BacABank-ĐN vẫn tiến hành thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu thông qua công tác phỏng vấn khách hàng, tiến hành phân tích định kỳ khả năng tài chính của khách hàng, ngoài ra thì các nhân viên tín dụng còn sử dụng thông tin cơ bản từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng

Cụ thể hơn, đối với các khách hàng cá nhân, công tác nhận diện rủi ro đƣợc BacABank-ĐN thực hiện xuyên suốt quá trình cấp tín dụng, thông qua các dấu hiệu rủi ro nhƣ sau:

Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

- Trong các thông tin, hồ sơ mà khách hàng cung cấp, chỉ cần có một

thông tin sai sự thật cũng đủ để cho thấy rằng khách hàng đang có dấu hiệu gian lận để đƣợc vay vốn.

- Thiếu các thông tin quan trọng hoặc có nhƣng không đủ căn cứ để chứng

minh tài liệu đó là đáng tin cậy. Ví dụ nhƣ khách hàng không thể chứng minh đƣợc thu nhập, hay là mục đích vay vốn không rõ ràng, thiếu căn cứ.

- Khách hàng đang vay nhiều ngân hàng trên cùng một thời điểm hoặc

cùng mục đích vay vốn khi mà tổng số vốn vay lớn hơn nhiều so với dƣ nợ của khách hàng tại ngân hàng.

- Thái độ của khách hàng khi làm việc với ngân hàng tỏ ra không hợp tác

hoặc thậm chí là né tránh, gây khó khăn cho ngân hàng.

- Sự sụt giảm bất thƣờng trong số dƣ tài khoản của khách hàng cũng là

một dấu hiệu của rủi ro cho thấy khách hàng có thể đang cố tính chuyển mọi nguồn thu nhập của mình sang tài khoản ngân hàng khác, tránh bị kiểm soát nguồn thu nợ từ phía ngân hàng.

- Không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân

hàng, thanh toán chậm trễ các khoản nợ gốc, lãi hay là phí đến hạn. Các dấu hiệu từ phía ngân hàng:

- Tốc độ tăng trƣởng tín dụng quá nóng, vƣợt quá khả năng và năng lực

kiểm soát của ngân hàng.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy

đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

- Không cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng trong suốt quá trình

cấp tín dụng.

- Không tuân thủ các quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng để

tín dụng; giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ quá mức bình thƣờng hoặc cung cấp tín dụng mới cho khách hàng nhằm đảm bảo rằng họ sẽ không quan hệ với bất kỳ các tổ chức tín dụng nào khác mặc dù biết rằng khoản tín dụng mới sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.

- Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng không tốt; ý thức

trách nhiệm đối với công việc chƣa cao; tinh thần, thái độ làm việc chƣa nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)