Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 104)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro

a. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của Chi nhánh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Trƣờng hợp có những biến động bất thƣờng về tỷ lệ nợ xấu, cần phải kịp thời đánh giá, xem xét nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp xử lý kịp thời.

b. Bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng hay còn đƣợc gọi là bảo đảm tiền vay là việc áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

BacABank-ĐN cần xây dựng một bộ phận định giá tài sản đảm bảo chuyên nghiệp, nắm vững các kiến thức pháp luật liên quan để bảo đảm chuẩn xác, khách quan trong quá trình định giá.

c. Mua bảo hiểm tín dụng

Khi khách hàng vay vốn, có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, có nhu cầu vay vốn. Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhƣng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không ổn định hoặc việc làm quá phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế không thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một khoản thời gian dài đến 15 hoặc 20 năm. Ngân hàng thƣờng cho vay với điều kiện có bảo hiểm tín dụng.

d. Tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề

Việc xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là không thể tránh khỏi cho dù quy trình, quy chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào, dù cán bộ khách hàng và những ngƣời có trách nhiệm trong quyết định cho vay có làm việc mẫn cán đến đâu đi nữa. Do đó, thiết lập một cơ chế quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu là một đòi hỏi khách quan.

Thành lập tổ xử lý nợ:

Giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo công tác thu hồi nợ, phân công trách nhiệm cho từng thành viên (cán bộ tín dụng) đối với từng khoản vay cụ thể. Tổ xử lý nợ phải phân tích chi tiết nhằm đề ra biện pháp xử lý đối với đặc điểm của từng khách hàng, từng địa bàn cụ thể. Hàng tuần/tháng, tổ xử lý nợ cần rà soát tiến độ công việc, báo cáo kết quả thực hiện và đề ra kế hoạch cho tuần tiếp theo.

Xử lý nợ nhanh chóng, quyết liệt:

Thƣờng xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay kể cả các khoản vay ở nhóm 1 nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thƣờng, các rủi ro có thể xảy ra nhằm đề ra biện pháp xử lý kịp thời, khẩn trƣơng thu hồi nợ. Cần báo cáo ngay cho hội sở để nhận đƣợc sự chỉ đạo và hỗ trợ để ứng phó

với các tình huống phức tạp.

Lựa chọn biện pháp xử lý nợ phù hợp:

Khi phát sinh khoản nợ có vấn đề chi nhánh phải rà soát khoản vay, làm việc cụ thể với khách hàng, phân tích, đánh giá tình trạng, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề, tình hình tài chính, thái độ hợp tác trong việc trả nợ, từ đó xây dựng phƣơng án xử lý nợ phù hợp, có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp xử lý nợ.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành liên quan:

Trong quá trình xử lý nợ, cần tăng cƣờng sự ủng hộ của Tòa án, Thi hành án và các ngành liên quan để xây dựng phƣơng án thu hồi nợ đối với đặc thù từng khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)