Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 79)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vậy việc chúng ta cần làm ở đây là phải đối mặt với rủi ro, tìm ra các phƣơng pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và đồng thời đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD là công tác đƣợc các ngân hàng cũng nhƣ là BacABank-ĐN hết sức quan tâm.

BacABank-ĐN đa dạng hóa trong các sản phẩm tín dụng đối với KHCN nhƣ các gói dịch vụ: cho vay sổ tiết kiệm, cho vay thấu chi tiêu dùng, dream car, cho vay BĐS thuộc dự án xây dựng nhà ở… cung cấp cho đa dạng các đối tƣợng khách hàng, từ thu nhập thấp cho tới thu nhập cao, các cá nhân có cơ sở kinh doanh tại nhà,… Thực hiện đƣợc nhƣ vậy, BacABank-ĐN có thể đáp ứng tốt nhất cho các khách hàng của mình, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro đáng kể khi không phải tập trung vốn của mình vào một đối tƣợng cụ thể.

Song hành với đó, để góp phần đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì ngay trong quy chế cho vay của BacABank-ĐN yêu cầu tất cả các khách hàng vay vốn ở BacABank-ĐN cần phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay và phải mua bảo hiểm cho các khoản tài sản đảm bảo trƣớc khi các khoản vay đƣợc giải ngân. Đó là các tài sản có chọn lọc và mang tính thanh khoản cao. Ví dụ

nhƣ: trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất, nhà ở, xe ô tô, ngoài ra là các giấy tờ có giá và các tài sản theo quy định của BacABank-ĐN theo từng thời điểm. Để đƣợc giải ngân thì khách hàng cần mua bảo hiểm cho các tài sản đảm bảo tại công ty bảo hiểm lớn, có uy tín với thời hạn bảo hiểm liên tục và có giá trị trong suốt thời gian vay vốn, mức bảo hiểm tối thiểu bằng dƣ nợ của khoản vay, và quyền hƣởng thụ bảo hiểm sẽ thuộc về ngân hàng.

Để phòng ngừa và kiểm soát đƣợc RRTD thì BacABank-ĐN cũng chú trọng về công tác tổ chức quản lý RRTD. Trong thời gian gần đây, tổ chức bộ máy quản lý tín dụng và quy trình cấp tín dụng của BacABank-ĐN đã có một sự thay đổi cơ bản. Công tác quản lý tín dụng ở BacABank-ĐN tập trung vào Ban tín dụng, đây là nơi đƣa ra các quyết định tín dụng hoặc những kiến nghị để đƣa lên cấp trên. Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng chịu tránh nhiệm xem xét nội dung thẩm định do Phòng tín dụng trình lên để phê duyệt các khoản vay trong phạm vi đƣợc ủy quyền, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng tín dụng, quyết định các biện pháp xử lý nợ quá hạn đối với khách hàng. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang đƣợc BacABank-ĐN áp dụng là:

 Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tƣ …

 Bộ phận tín dụng nay đƣợc phân tách thành các bộ phận chuyên môn khác nhau phụ trách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Và theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập,

đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thƣơng mại…). Đối với công tác đánh giá các rủi ro giao dịch đƣợc xem xét theo từng lần vay cụ thể, tùy theo mức độ phức tạp và/hoặc giới hạn tín dụng đƣợc xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận thẩm định tín dụng (đối với các khách hàng có dƣ nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao).

 Và môi trƣờng thông tin hiện nay cũng chính là một khó khăn không nhỏ của BacABank-ĐN. Sự thiếu thốn thông tin, các thông tin có tính minh bạch, chính xác và rõ ràng không cao, thiếu sự tin cậy ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác quản lý rủi ro của ngân hàng. Đó chính là sự hạn chế của các cơ quan cung cấp thông tin tại Việt Nam.

 Điều đáng lo ngại là khi triển khai mô hình mới, sự phân tách ra các bộ phận có chức năng độc lập nhƣng lại chƣa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện dấu hiệu cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng chƣa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp tín dụng và làm ảnh hƣởng hoạt động của ngân hàng.

Về công tác kiểm tra và giám sát tín dụng: Để đảm bảo công tác kiểm

tra và giám sát tín dụng đƣợc hiệu quả, BacABank-ĐN tiến hành xem xét định kỳ khoản vay thông qua việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Việc xem xét định kỳ khoản vay này giúp ngân hàng nắm bắt đƣợc tình hình khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và từ đó ngăn chặn xử lý kịp thời rủi ro tín dụng.

 Biện pháp đƣợc BacABank-ĐN đƣa ra sau công tác đánh giá định kỳ khách hàng đó là: Với những khách hàng đủ tiêu chuẩn: nếu điểm tín dụng

đƣợc xếp loại B trở lên thì xem xét và đánh giá 1 năm 1 lần. Nếu điểm tín dụng xếp loại C trở xuống thì xem xét và đánh giá 6 tháng 1 lần. Với những khách hàng có nợ cần chú ý và nợ xấu: phân tích và đánh giá lại ngay khi có biểu hiện quá hạn.

 Ngoài ra BacABank-ĐN còn chú ý kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, xem xét xem vốn vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết hay không, đặc biệt là đối với các khoản vay có giá trị lớn. Xem xét và đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng, đảm bảo công tác trả nợ vay không bị vi phạm kế hoạch thanh toán, định kỳ kiểm tra chất lƣợng và tình trạng các tài sản đảm bảo tiền vay.

 Sau khi xem xét và đánh giá các khoản vay, BacABank-ĐN yêu cầu các cán bộ tín dụng của mình phải có ý kiến ngay với khách hàng vay về các vấn đề, dấu hiệu bất thƣờng của họ. Từ đó thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ đúng thời hạn cam kết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)