7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
a. Đặc điểm của rủi ro tín dụng KHCN
Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và đƣợc coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng.
- Nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác: Các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng KHCN rất đa dạng, có khi xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ,
hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Trƣớc những biến động lớn về tình hình kinh tế, việc làm KHCN cũng có khả năng chống đỡ kém hơn so với doanh nghiêp. Đặc biệt việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn. Ngoài ra, để có đƣợc khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tƣơng lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản cho vay KHCN có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thƣờng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu ngƣời vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua.
- Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn hơn: Trƣớc những biến động bất lợi của
điều kiện kinh tế, môi trƣờng kinh doanh khả năng chống đỡ và vƣợt qua khó khăn của cá nhân và hộ gia đình là yếu hơn so với các doanh nghiệp, các tổ chức. Vì tiềm lực tài chính của một cá nhân, một gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổ chức cũng nhƣ mối quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì những lý do này, các khoản tín dụng KHCN có khả năng gặp rủi ro nhiều hơn so với các loại hình tín dụng khác.
- Khả năng nhận biết rủi ro khó hơn: So với doanh nghiệp và tổ chức
việc thu thập thông tin về cá nhân khó hơn rất nhiều. Các thông tin của doanh nghiệp đƣợc kiểm toán, đƣợc cơ quan thuế kiểm tra... trong khi đó các thông tin về cá nhân không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu vì vậy gây khó khăn trong công tác thu thập thông tin dẫn đến thiếu cơ sở cho việc xác định rủi ro.
b. Quản trị rủi ro khách hàng cá nhân
Nhƣ đã trình bày ở trên, tín dụng cả nhân có những đặc điểm khác biệt với những loại hình tín dụng khác và rủi ro đối với loại hình tín dụng này cũng có những điểm khác so với các loại hình tín dụng khác từ đó đòi hỏi
công tác quản trị rủi ro đối với KHCN cũng có những nét riêng biệt.
- Các nội dung quản trị rủi ro phải tập trung chính vào chủ thể của
khoản vay: Rủi ro tín dụng cá nhân phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan hơn
so với các loại hình rủi ro khác. Vì đối tƣợng của hoạt động tín dụng này là thể nhân nên chịu ảnh hƣởng bới các yếu tố liên quan đến thể nhân nhiều hơn. Tƣ cách đạo đức và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của ngƣời vay là yếu tố quyết định đến mức độ rủi ro của khoản vay. Chính vì vậy trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng KHCN yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu là chủ thể của khoản tín dụng đó. Suất phát từ đặc điểm trên đòi hỏi quá trình nhận biết rủi ro phải kịp thời công tác kiểm soát rủi ro phải tiến hành thƣờng xuyên hơn, chú trọng đến các dấu hiệu liên qua đến yếu tố cá nhân của ngƣời vay. Từ đó các phải xây dựng những chính sách, những biện pháp để có thể kiểm soát và nhận biết một cách tốt nhất những rủi ro liên quan đến yếu tố cá nhân.
- Quy trình quản trị rủi ro: Vì số lƣợng khoản vay đối với tín dụng cá
nhân là rất lớn trong khi giá trị của các khoản vay lại nhỏ dẫn đến một số lƣợng khách hàng lớn cần phải quản trị. Do đó để có thể quản trị rủi ro KHCN tốt đòi hỏi một quy trình chặt chẽ hơn cũng nhƣ lƣợng thời gian lớn hơn so với các loại hình tín dụng khác. Công tác kiểm tra sau cho vay phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn.
Tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng rủi ro nhất nhƣng là loại hình tín dụng có nhiều triển vọng phát triển trong tƣơng lai. Theo mô hình phát triển của các ngân hàng trên thế giới khoản mục này sẽ chiếm tới 70% tổng dƣ nợ của các ngân hàng. Vì vậy phát triển tín dụng cá nhân là một xu thế tất yếu đối với các NHTM tại Việt Nam và để phát triển đƣợc một cách vững chắc thì công tác quản trị rủi ro phải đƣợc chú trọng hàng đầu. Sau đây sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng công tác này tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Đà Nẵng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, quá trình nhận dạng rủi ro tín dụng đóng vai trò quyết định bởi nếu nhận diện rủi ro một cách chính xác, toàn diện sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá, đo lƣờng và đề ra các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro kịp thời và có hiệu quả.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI BACABANK – CN ĐÀ NẴNG