7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là trọng tâm của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để né tránh, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu những tổn thất hoặc đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
a. Né tránh rủi ro : Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. Dùng đường đi khác để tránh né rủi ro,
đường đi mới có thể không có rủi ro, hoặc rủi ro ở mức độ nhẹ hơn, hoặc chi phí đểđối phó với rủi ro thấp hơn. Có thể thay đổi phương pháp, công cụ thực hiện, thay đổi con người, cũng có thể thương lượng với khách hàng (hay nội bộ) để thay đổi mục tiêu.
b. Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ởđây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì cá hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi :sự nguy hiểm, môi trưởng rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Hoạt động ngăn ngừa tổn thất sẽ tập trung vào quá trình thực hiện chính sách thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa; thay thế hoặc sửa đổi môi trường; thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.
c. Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này
mục đích của những biện pháp này là giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Các biện pháp giảm thiểu tốn thất thường được sử dụng:
+ Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro: thể chế hóa các chính sách quy trình hành động ngay khi xuất hiện dấu hiệu tổn thất nhằm giảm thiếu đến mức thấp nhất thiệt hại do tổn thất gây ra.
+ Lập dự phòng rủi ro: là việc chuẩn bị sẵn sàng một tài sản khác bù đắp cho tổn thất có thể xảy ra của tài sản gốc. Công tác này được các NHTM thực hiện thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro.
d. Đa dạng hóa sản phẩm : Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự
tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Để đa dạng hóa rủi ro, ngân hàng thường sử dụng các biện pháp như đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các loại hình cho vay, đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề.