Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 74)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế

Trong quy trình tín dụng đã thể hiện rõ từng khâu, từng bước tách biệt trách nhiệm giữa các bộ phận. Và thực hiện giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân bằng việc khách hàng phải cung cấp bộ chứng từ cần thanh toán để

chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Căn cứ vào các rủi ro đã được nhận diện và đo lường, tùy vào từng loại rủi ro Agribank Đà Nẵng áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Yêu cầu chuyển toàn bộ nguồn thu tài chính về tài khoản của khách hàng tại Agribank Đà Nẵng để tiện theo dõi và giám sát, không nhận cầm cố chính lô

hàng XNK (Nếu là hàng dễ hư hỏng, khó thanh lý), yêu cầu khàng hàng bổ

sung thêm tài sản đảm bảo ...

Thực hiện giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân tín dụng, khi giải ngân khách hàng phải cung cấp cho Agribank Đà Nẵng bộ chứng từ cần thanh toán

để chứng minh mục địch sử dụng vốn.

Theo dõi khoản tín dụng sau khi giải ngân: Định kỳ 03 tháng/lần đối với tín dụng ngắn hạn, định kỳ 06 tháng/lần đối với tín dụng trung, dài hạn; Agribank Đà Nẵng thực hiện kiểm tra thực tế khoản tín dụng để đánh giá lại khả năng trả nợ, hiện trạng tài sản bảo đảm của khách hàng từ đó phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể

phát sinh.

Khi phát hiện rủi ro Agribank Đà Nẵng sẽ gặp gỡ khách hàng và kiểm tra tình hình kinh doanh để xem xét khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó đưa ra hướng giải quyết nhằm giảm thiểu rủi ro như sau:

-Đối với rủi ro chậm thanh toán vốn gốc, lãi: Agribank Đà Nẵng áp dụng các biện pháp ưu tiên thu nợ như: yêu cầu khách hàng chuyển tất cả các khoản thu của doanh nghiệp về Agribank và theo dõi các nguồn thu của doanh nghiệp, để khi có nguồn tiền thì thực hiện thu nợ ngay, tránh trường hợp khách hàng sử dụng vào việc khác. Để đảm bảo lợi ích của Agribank, đối với các khoản tín dụng chậm trả vốn gốc và lãi, khi khách hàng trả 1 phần nợ thì Agribank sẽ ưu tiên thu lãi quá hạn trước rồi mới thu nợ gốc quá hạ của phân kỳ trả nợ. Đối với khoản tín dụng đã quá thời hạn trả nợ gốc cuối kỳ, Agribank sẽ ưu tiên thu gốc quá hạn trước rồi mới thu lãi quá hạn, để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng và giảm lãi quá hạn trong thời gian khách hàng chưa thanh toán đầy đủ.

-Đối với rủi ro vi phạm điều khoản hợp đồng: Agribank Đà Nẵng thực hiện thu hồi nợ trước hạn và giảm dần dư nợ cho đến khi thu hồi hết nợ.

-Đối với rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, nhưng có tài sản bảo đảm, Agribank Đà Nẵng sẽ khuyến khích khách hàng tự thanh lý tài sản với giá hợp lý để trả nợ. Nếu khách hàng chây ỳ không hợp tác thì Agribank

Đà Nẵng lập thủ tục khởi kiện khách hàng để thanh lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

-Đối với rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn gốc và lãi: Agribank Đà Nẵng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp và tiến hành tất toán khoản vay.

Hiện nay trong công tác kiểm soát rủi ro, Agribank chỉ xuất hiện một vài trường hợp chậm thanh toán gốc lãi. Chi nhánh đang áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro đối với những khách hàng này: yêu cầu khách hàng chuyển toàn bộ

các nguồn thu về tài khoản tại Agribank và thực hiện các biện pháp tận thu nợ, đồng thời tư vấn cho khách hàng phương pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn, phố hợp với việc thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài sản của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)