Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong TTQT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong TTQT

a. Hoàn chnh, nâng cao cht lượng thu thp và x lý thông tin tín dng trong thanh toán quc tế

Agribank Đà Nẵng cần phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp thông tin

dụng. Để thu thập được đầy đủ thông tin, thì bên cạnh nguồn hồ sơ, tài liệu do khách hàng gửi đến ngân hàng và những thông tin mua được từ CIC. Agribank Đà Nẵng cần khai thác thông tin một cách triệt để thông qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó,chuyên viên tín dụng cũng có thể thu thập thông tin cần thiết qua các sách báo,các văn bản hướng dẫn,qua Internet hay các phương tiện thông tin đại chúng...và những nguồn thu thập thông tin khác từ các nhân viên ngân hàng khác,từ các bạn hàng,các

đối tác của doanh nghiệp,các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Luồng thông tin bên ngoài hết sức đa dạng và phong phú,tuy nhiên không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối;nên việc sử dụng nguồn thông tin này Agribank Đà Nẵng cần có sự phân loại:thông tin tin cậy,thông tin kham khảo.

Bảo đảm hệ thống thông tin khách hàng (CIC) phải được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất để phục vụ cho việc thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng. Có như vậy, mới bảo đảm hạn chế được rủi ro tín dụng trong TTQT cho NHNo&PTNT Việt Nam – CN Đà Nẵng.

- Cần áp dụng phần mềm hỗ trợ để ngăn chặn được tình trạng khách hàng đang có nợ quá hạn tại chi nhánh này nhưng lại đi vay ở chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp. Muốn vậy, trung tâm thông tin phải

đưa ra chính xác và đầy đủ những khách hàng đang có nợ quá hạn tại hệ

thống NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.

- Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, của các NHTM khác, cũng như khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro qua các nguồn khác , kể cả ở nước ngoài để cung cấp cho các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

b. Xác định các yếu t cn thm định đối vi tng khon vay để làm cơ

s thu thp thông tin.

dự án và khách hàng của ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp truyền thống có quan hệ uy tín được cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thì chỉ cần tập trung thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng. Dù là phương án cho vay vốn lưu động hay cốđịnh thì những nội dung cơ bản cần xem xét là:

- Khẳng định thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trong phương án kinh doanh với các yếu tố khu vực thị trường tiêu thụ, giá cả, chất lượng cạnh tranh, quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường, các đối tác bán hàng và mua hàng, thu thập thông tin của các ngân hàng và các doanh nghiệp khác, sử

dụng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro bằng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và đánh giá sản phẩm trong mối quan hệ với chính sách Nhà nước có so sánh trên thị trường quốc tế.

- Thẩm định lại toàn bộ số liệu, dữ liệu và các chỉ tiêu của dự án kinh doanh theo hệ thống các phương pháp và công thức có sẵn hoặc nạp dữ liệu cho máy tính theo chương trình được cài đặt sẵn.

- Đánh giá triển vọng ngành hàng kinh doanh,xu hứng biến động thị

trường ,các khoản dự phòng tài chính ,năng lực quản lý của khách hàng và

các yếu tố về tình hình kinh tế xã hội . - Đánh giá hiệu quả tài chính,giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn

lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp.

- Phân tích,đánh giá các nguồn thu trả nợ,khả năng chịu thiệt hại của doanh nghiệp khi có biến động về tỷ giá,chính sách hối đoái.

- Trong vấn đề tổ chức điều hành,Agribank Đà Nẵng cần chú trọng tới việc phân công trách nhiệm thẩm định tín dụng một cách hợp lý,phù hợp với năng lực chuyên môn,kinh nghiệm nghề nghiệp của chuyên viên tín dụng.

- Bên cạnh những giải pháp trên, Agribank Đà Nẵng cần trang bị,cải tiến công nghệ,cập nhật mới các phương pháp thẩm định hiệu quả để hỗ trợ

Ngoài ra sau khi cấp tín dụng trong TTQT, chuyên viên tín dụng phải thường xuyên đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh,hiện trạng tài sản bảo đảm,theo dõi biến động thị trường,tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Để kịp thời phát hiện và nhận diện ngay những rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng.

c. Xác định các du hiu nhn biết ri ro, xây dng h thng cnh báo sm nhm x lý kp thi các khon vay có vn đề

Trên cơ sở xác định một số các dấu hiệu để nhận biết một số khoản vay có vấn đề, Agribank Đà Nẵng cần chủ động xây dựng một hệ thống các quy tắc nhất quán áp dụng trong toàn hệ thống nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường do các nguyên nhân chủ quan và khách quan so với kế hoạch kinh doanh, phát hiện kịp thời những sự sai lệch tương đối giữa dòng tiền thực tế so với kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Có sự biến động tăng bất thường của các khoản tài sản có như công nợ, hàng tồn kho hoặc có sự tăng đột biến của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, không hoặc chậm trễ báo cáo tình hình tài chính cho ngân hàng, không thuyết minh hoặc thuyết minh không rõ ràng các số liệu trong báo cáo tài chính, trì hoãn hoặc không hợp tác để thực hiện kiểm tra thường xuyên của ngân hàng, thiếu đảm bảo nợ vay do sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn đểđầu tư trung dài hạn hoặc trang trải cho các khoản kinh doanh thua lỗ…

Agribank Đà Nẵng cần xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm:Xây dựng hệ

thống cảnh báo sớm bao gồm những nội dung cơ bản là: - Những dấu hiệu cảnh báo sớm.

- Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp đặc điểm của từng khoản nợ có vấn đề.

- Nhiệm vụ của bộ máy từ cán bộ tín dụng đến lãnh đạo của Agribank Đà Nẵng trong phê duyệt, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề.

Mục tiêu của ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề là tối

đa hoá tỷ lệ thu hồi các khoản vay này, để thực hiện tốt mục tiêu này bộ phận quản lý rủi ro cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

- Luôn giữ vững mục tiêu, tận dụng mọi cơ hội để tận thu mọi nguồn vốn

đã cho vay.

- Nắm bắt ngay, chính xác thực trạng và rủi ro của khoản vay, phân tích nguyên nhân đưa đến khoản vay có vấn đề từ đó đề ra giải pháp, các ràng buộc đối với khách hàng vay như cắt giảm chi phí, tăng dòng tiền, xử lý tài sản bảo đảm…làm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng, tỷ lệ thu hồi đối với khoản vay.

- Giám sát thường xuyên, chặt chẽ để có thể phát hiện kịp thời mọi vấn

đề phát sinh liên quan đến khoản vay, kiểm soát mọi nguồn thu, tài sản bảo

đảm mà khách hàng cam kết dùng để trả nợ vay ngân hàng.

- Cân nhắc và dự đoán toàn bộ những khả năng có thể xảy ra đối với khoản vay để tìm giải pháp cụ thể, thích hợp, hạn chế thấp nhất mức độ tổn thất cho khoản vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)