7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Rủi ro trong tín dụng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
thương mại
Rủi ro trong hoạt động tín dụng trong thanh toán quốc tế là một dạng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Đó là những biến cố bất thường, không mong đợi xảy ra, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá ngày càng rõ rệt và quan hệ
thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng thì đồng thời hoạt động TTQT cũng đồng thời cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy lợi thế của các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của hoạt
động TTQT thì vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán TTQT ngày càng lớn, và cũng do vậy những rủi ro với các ngân hàng cũng ngày càng lớn hơn. Những rủi ro tín dụng trong TTQT là rất đa dạng và khó quản lý. Bởi vì khác với hoạt động tín dụng thông thường, hoạt động tín dụng trong thanh toán quốc tế chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ khó nắm bắt như: tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, các cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị ảnh hưởng rất lớn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại, tác động trực tiếp đến tâm lý, nhu cầu cũng như
nguồn cung cấp các mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan
đến tỷ giá, yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá TTQT, qua đó tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng, dẫn tới tổn thất cho ngân hàng và nền kinh tế.
Như chúng ta đã biết,trong quan hệ TTQT thường luôn có một phía đối tác nước ngoài, và như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh TTQT trong nước cũng như ngân hàng tài trợ rất khó nắm bắt được tất cả các thông tin cần thiết về đối tác một cách chính xác. Do đó, khả năng xảy ra rủi ro đã xảy ra thì tổn thất không thể tránh khỏi đối với doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Mặc dù,
về nguyên tắc trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và đơn vị được tài trợ
luôn có những điều khoản quy định rõ ràng quyền hạn của ngân hàng cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, các điều khoản này nhằm đảm bảo khả
năng trả nợ của doanh nghiệp và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Đồng thời đơn vị được tài trợ cũng luôn phải có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Tuy nhiên, những tài sản thế chấp này lại chính là lô hàng đó. Thậm chí ngay cả khi hợp đồng TTQT hàng hoá của doanh nghiệp là hoàn hảo và doanh nghiệp thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ thì rủi ro vẫn có thể xảy ra do sự vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, ngay cả khi các đơn vịđược tài trợ hoàn toàn có khả năng thực hiện các cam kết đó.
Xét một cách tổng thể, ta có thể thấy rằng, rủi ro trong tín dụng trong TTQT cũng giống như của tín dụng ngân hàng nói chung nó luôn là một yếu tố bất lợi, tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với hậu quả không thể lường trước được. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra. Muốn vậy các ngân hàng phải thực hiện có hiệu quả trong việc tìm hiểu thông tin về đối tác, về thị trường, về dự báo và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Các biện pháp phải được thiết lập một cách đồng bộ và phải được thực hiện một cách nghiêm túc và có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng chuyên trách. Có như vậy mới có thể thực hiện tốt được công tác phòng ngừa rủi ro, hạn chế
tối đa tổn thất, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động TTQT nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3.4. Yêu cầu QTRR tín dụng trong thanh toán quốc tế
a. Về công tác nhận diện rủi ro
Cơ sở cho việc quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả là việc xác
định những rủi ro tiềm tàng và rủi ro hiện có trong bất cứ sản phẩm hay hoạt
cứu các ngành hàng, rà soát phân tích các báo cáo thông tin tài chính, xu hướng biến động tỷ giá, các giao dịch thanh toán quốc tế, các yếu tố thị
trường và quy trình tín dụng nhằm thống kê các dạng rủi ro tín dụng đã xảy ra (Dữ liệu quá khứ). Sau đó tiến hành phân thành từng nhóm riêng biệt theo dấu hiệu rủi ro của từng loại. Căn cứ vào đó nhà quản trị ngân hàng có thể nhận diện và xác định được những rủi ro đặc trưng của ngành hàng, đối tượng khách hàng, loại sản phẩm tín dụng thanh toán quốc tế.
b. Về công tác đo lường rủi ro
Ngân hàng thu thập các thông tin có liên quan đến chất lượng doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế và đánh giá xác suất phát sinh rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó xác định hạn mức cấp tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng. Bao gồm 2 nhóm thông tin : Các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp như: Danh tiếng, cơ cấu vốn, mức độ biến động của thu nhập, tài sản bảo đảm, các yếu tố liên quan đến thị trường như : Chu kỳ kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái …
c. Về công tác kiểm soát rủi ro
Các biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế như sau:
* Né tránh rủi ro:
Thành lập một bộ phận chuyên trách để thu thập thông tin thị trường, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Đồng thời, làm công tác dự báo ngành hàng, đánh giá xu hướng thị trường, lạm phát, tỷ giá… Giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác về những biến động thị trường và khả năng chịu thiệt hại của doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế, để ra quyết định cấp tín dụng và các điều khoản ràng buộc.
* Ngăn ngừa tổn thất:
Xây dựng và kiểm soát hệ thống các quy định, quy trình, chính sách tín dụng chặt chẽ, thường xuyên cập nhật phù hợp với tình hình kinh doanh trong nước và quốc tế theo từng thời kỳ.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cần được sắp xếp một cách khoa học, giữa các khâu, các bộ phận không bị chồng chéo, có sự kết hợp chặt chẽ các phòng ban trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng.
Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng trong thanh toán quốc tế. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân, đối với tín dụng trong thanh toán quốc tế đây là bước rất quan trọng, vì khi giải ngân cần tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước (đối với cấp tín dụng bằng ngoại tệ). Và phải giải ngân chuyển khoản trực tiếp cho bên đối tác của khách hàng, để kiểm soát được các nguồn tiền giao dịch thương mại quốc tế. Tạo thuận lợi cho việc quản lý khoản tín dụng và kịp thời phát hiện những khoản tín dụng có vấn đềđể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.
* Giảm thiểu tổn thất:
Quản lý giám sát , thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất khách hàng để
thường xuyên đánh giá về tình hình kinh doanh, tình hình giao thương quốc tế, khả năng tài chính, hiện trạng tài sản bảo đảm để kiểm soát khả năng trả nợ
của khách hàng.
Thường xuyên theo dõi và thu thập thông tin về thị trường, những biến
động về tình hình kinh tế - chính trị, các chính sách về thanh toán quốc tế (hạn ngạch thuế quan, tỷ giá, thông lệ quốc tế…), để đánh giá mức độ ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, điều chỉnh danh mục cấp tín dụng theo hướng thích hợp.
Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro : thể chế hóa các chính sách quy trình hành động ngay khi xuất hiện dấu hiện tổn thất nhằm giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất thiệt hại do rủi ro gây ra.
d. Về công tác tài trợ rủi ro
Thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm và trích lập quỹ dự phòng rủi ro
đầy đủ theo quy định.
quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ (Options) để nhằm đảm bảo nguồn thu của doanh nghiệp không bị tác động bởi những biến động về tỷ giá.
Tài trợ rủi ro bằng các sản phẩm bảo hiểm: Bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản…
Hoán đổi tín dụng: Để phòng ngừa những tổn thất do suy giảm giá trị tài sản bảo đảm các ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ
phận trong danh mục cấp tín dụng từ các tổ chức, công ty hoán đổi tín dụng. Khi khoản tín dụng không thể thu hồi, ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá trị khoản tín dụng trừđi giá trị tài sản bảo đảm.