CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Mt là, với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập. Quá trình tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam – CN Đà Nẵng nói riêng có nhiều cơ hội để mở

rộng thị phần thanh toán quốc tế cũng như hoạt động tín dụng trong thanh toán quốc tế. Cụ thể: nó tạo cơ hội mở rộng thị trường ra bên ngoài ( khai thác các cơ hội đầu tư; tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường quốc tế; mời gọi các đối tác nước ngoài cùng đầu tư triển khai các dự án tại Việt nam;…)

Hai là, sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự thay đổi và hoàn thiện diễn ra từng ngày, từng giờ các ứng dụng công nghệ thông tin giúp rút ngắn thời gian, tạo bước bứt phá cần thiết trong hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Ba là, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân thay đổi, nhu cầu tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng gia tăng, nhất là các khu vực thành phố, thị xã.

Bn là, Việt Nam có môi trường tài chính ổn định, an toàn, luật pháp kinh doanh ngày một hoàn thiện tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư, kinh

doanh lâu dài.

Năm là, Chính phủ tiếp tục khẳng định chủ trương cải cách, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các DNNN hình thành các ngành kinh tế, các doanh nghiệp đóng vai trò chủđạo, chủ lực, chi phối và định hướng phát triển kinh tế. Theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế

có quy mô và vị thế lớn không chỉ trong nước và còn vươn ra khu vực và quốc tế.

3.1.2.Thách thc ca Agribank Đà Nng

Mt là, do nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế nên mọi biến động về nền kinh tế, chính trị và xã hội trên thế

giới nói chung và tại các nước lớn nói riêng đều tác động trực tiếp đến Việt Nam và trước hết đến hệ thống ngân hàng tài chính về khía cạnh tỷ giá, khả

năng thanh khoản, thu hút nguồn vốn nước ngoài, thanh toán,…

Hai là, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, thị

phần trong nước của NHTM sẽ bị chia sẻ, càng gay gắt, điều này cũng đặt các NHTM trước nguy cơ tụt hậu và thua ngay trên sân nhà.

Ba là, các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt các khối ngân hàng cổ phần hóa ngày càng năng động, linh hoạt, nhạy bén và hàng ngày, hàng giờ đang mở

rộng khẳng định thị phần tại các khu vực đô thị.

Bn là, các ngân hàng nước ngoài và cổ phần đặc biệt quan tâm và đầu tư

rất lớn cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện đại cũng như nghiên cứu, giới thiệu và tung ra thị trường các sản phẩm tiện ích hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

3.1.3. Mc tiêu định hướng ca hot động thanh toán quc tế ti TP Đà Nng TP Đà Nng

Để có được kết quả kinh doanh tốt hơn trong năm 2015-2020, Chi nhánh sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển theo các định hướng sau:

- Tiếp tục bám sát định hướng phát triển của Agribank Việt Nam cũng nhưđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh huy

động vốn thông qua nhiều hình thức: Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao, mở rộng phát triển mạng lưới, duy trì việc đánh giá phân loại khách hàng tiền gửi để có những biện pháp thu hút khách hàng, khuyếch trương và quảng bá các sản phẩm mới. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2020 tăng 20% so với năm 2014, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ.

- Đẩy mạnh công tác sử dụng vốn của Chi nhánh. Mở rộng tín dụng để đổi mới nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng nhiều biện pháp và luôn đảm bảo phương châm “an toàn, hiệu quả”.

- Tập chung xử lý nợ quá hạn, hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, giải quyết tốt mua bán ngoại tệ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách hàng theo

đúng hướng hoạt động và sản xuất kinh doanh trong nước. Phấn đấu mức dư

nợ tới năm 2020 tăng 15% so với năm 2014. Tiếp tục bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và các cấp chủ quan của đơn vịđể cùng xử lý thu hồi nợ. Mục tiêu của năm 2020 là giữ vững mức dư nợ quá hạn dưới 2,5%.

- Ổn định tổ chức và vận hành theo mô hình mới - Ngân hàng hiện đại. Tiếp tục quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ kết hợp với việc nghiên cứu khoa học. Bổ sung thêm cán bộ mới tuyển dụng vào các phòng nghiệp vụ và thực hiện tốt các giao dịch trong chương trình mới.

- Tạo điều kiện cho cán bộ học thêm kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ

và trình độđể thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh.

- Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.

- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt

- Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu Agribank Đà Nẵng đến năm 2020, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu của chi nhánh ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.

3.1.4. Mc tiêu qun tr ri ro tín dng trong thanh toán quc tế

ca Agribank Đà Nng

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác

động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ

năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường.

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện tại lại chưa đáp ứng

được yêu cầu quản trị đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những thời cơ và thách thức, định hướng về quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam – CN Đà Nẵng tập trung vào những nội dung chính sau đây:

-Quản trị rủi ro tín dụng trong TTQT với mục tiêu chấp nhận tỷ lệ rủi ro và tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2,5% trên tổng dư nợ tín dụng ,để tăng trưởng và phát triển tín dụng trong TTQT tìm kiếm lợi nhuận.Đồng thời,giảm thiểu rủi ro tín dụng trong TTQT trên cơ sở nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ,quản trị rủi

ro theo chính sách và định hướng tín dụng mà Agribank Việt Nam đã đề ra . -Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong TTQT tại chi nhánh là phải

tín dụng ,dựđoán những rủi ro có thể phát sinh sau khi cấp tín dụng và có biện pháp giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra .Từ đó góp phần làm cho hoạt động tín dụng trong TTQT đạt hiệu quả,đảm bảo cho sự thành công trong các mục tiêu kinh doanh theo kế hoạch được giao.Đóng góp vào mục tiêu chung của toàn hệ thống Agribank đà nẵng.

- Ưu tiên phát triển tín dụng trong TTQT theo hướng lựa chọn những ngành nghề ,lĩnh vực có khả năng phát triển tốt và đạt hiệu quả, không phát triển tín dụng quá mạnh vào một ngành hàng nào. Phát triển khách hàng trên cơ sở lựa chọn,sàn lọc khách hàng tốt có xếp hạng tín dụng từ loại A trở lên, kết hợp với việc cung ứng đa dạng các dịch vụ thanh toán quốc tế ,các công cụ

bảo đảm tỷ giá ...đi kèm với việc phát triển tín dụng để tăng thu phí dịch vụ và lợi nhuận.

3.2. HOÀN THIN CÔNG TÁC QUN TR RI RO TÍN DNG TRONG THANH TOÁN QUC T TI AGRIBANK ĐÀ NNG TRONG THANH TOÁN QUC T TI AGRIBANK ĐÀ NNG

Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng trong TTQT của Agribank Đà Nẵng trong vài năm gần đây, chúng ta thấy rằng bên cạnh những hoạt động đạt được hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trong TTQT nói riêng vẫn tồn tại những vướng mắc cần giải quyết. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, dựa vào phương hướng nhiệm vụ hoạt động trong những năm tới của Chi nhánh và từ thực tiễn hoạt động của Agribank Đà Nẵng , em xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp và đề xuất sau.

3.2.1. Hoàn thin công tác nhn din ri ro tín dng trong TTQT

a. Hoàn chnh, nâng cao cht lượng thu thp và x lý thông tin tín dng trong thanh toán quc tế

Agribank Đà Nẵng cần phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp thông tin

dụng. Để thu thập được đầy đủ thông tin, thì bên cạnh nguồn hồ sơ, tài liệu do khách hàng gửi đến ngân hàng và những thông tin mua được từ CIC. Agribank Đà Nẵng cần khai thác thông tin một cách triệt để thông qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó,chuyên viên tín dụng cũng có thể thu thập thông tin cần thiết qua các sách báo,các văn bản hướng dẫn,qua Internet hay các phương tiện thông tin đại chúng...và những nguồn thu thập thông tin khác từ các nhân viên ngân hàng khác,từ các bạn hàng,các

đối tác của doanh nghiệp,các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Luồng thông tin bên ngoài hết sức đa dạng và phong phú,tuy nhiên không đảm bảo sự chính xác tuyệt đối;nên việc sử dụng nguồn thông tin này Agribank Đà Nẵng cần có sự phân loại:thông tin tin cậy,thông tin kham khảo.

Bảo đảm hệ thống thông tin khách hàng (CIC) phải được cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất để phục vụ cho việc thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng. Có như vậy, mới bảo đảm hạn chế được rủi ro tín dụng trong TTQT cho NHNo&PTNT Việt Nam – CN Đà Nẵng.

- Cần áp dụng phần mềm hỗ trợ để ngăn chặn được tình trạng khách hàng đang có nợ quá hạn tại chi nhánh này nhưng lại đi vay ở chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp. Muốn vậy, trung tâm thông tin phải

đưa ra chính xác và đầy đủ những khách hàng đang có nợ quá hạn tại hệ

thống NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác.

- Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, của các NHTM khác, cũng như khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro qua các nguồn khác , kể cả ở nước ngoài để cung cấp cho các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

b. Xác định các yếu t cn thm định đối vi tng khon vay để làm cơ

s thu thp thông tin.

dự án và khách hàng của ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp truyền thống có quan hệ uy tín được cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi thì chỉ cần tập trung thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng. Dù là phương án cho vay vốn lưu động hay cốđịnh thì những nội dung cơ bản cần xem xét là:

- Khẳng định thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trong phương án kinh doanh với các yếu tố khu vực thị trường tiêu thụ, giá cả, chất lượng cạnh tranh, quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường, các đối tác bán hàng và mua hàng, thu thập thông tin của các ngân hàng và các doanh nghiệp khác, sử

dụng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro bằng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và đánh giá sản phẩm trong mối quan hệ với chính sách Nhà nước có so sánh trên thị trường quốc tế.

- Thẩm định lại toàn bộ số liệu, dữ liệu và các chỉ tiêu của dự án kinh doanh theo hệ thống các phương pháp và công thức có sẵn hoặc nạp dữ liệu cho máy tính theo chương trình được cài đặt sẵn.

- Đánh giá triển vọng ngành hàng kinh doanh,xu hứng biến động thị

trường ,các khoản dự phòng tài chính ,năng lực quản lý của khách hàng và

các yếu tố về tình hình kinh tế xã hội . - Đánh giá hiệu quả tài chính,giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn

lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp.

- Phân tích,đánh giá các nguồn thu trả nợ,khả năng chịu thiệt hại của doanh nghiệp khi có biến động về tỷ giá,chính sách hối đoái.

- Trong vấn đề tổ chức điều hành,Agribank Đà Nẵng cần chú trọng tới việc phân công trách nhiệm thẩm định tín dụng một cách hợp lý,phù hợp với năng lực chuyên môn,kinh nghiệm nghề nghiệp của chuyên viên tín dụng.

- Bên cạnh những giải pháp trên, Agribank Đà Nẵng cần trang bị,cải tiến công nghệ,cập nhật mới các phương pháp thẩm định hiệu quả để hỗ trợ

Ngoài ra sau khi cấp tín dụng trong TTQT, chuyên viên tín dụng phải thường xuyên đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh,hiện trạng tài sản bảo đảm,theo dõi biến động thị trường,tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Để kịp thời phát hiện và nhận diện ngay những rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng.

c. Xác định các du hiu nhn biết ri ro, xây dng h thng cnh báo sm nhm x lý kp thi các khon vay có vn đề

Trên cơ sở xác định một số các dấu hiệu để nhận biết một số khoản vay có vấn đề, Agribank Đà Nẵng cần chủ động xây dựng một hệ thống các quy tắc nhất quán áp dụng trong toàn hệ thống nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường do các nguyên nhân chủ quan và khách quan so với kế hoạch kinh doanh, phát hiện kịp thời những sự sai lệch tương đối giữa dòng tiền thực tế so với kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Có sự biến động tăng bất thường của các khoản tài sản có như công nợ, hàng tồn kho hoặc có sự tăng đột biến của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, không hoặc chậm trễ báo cáo tình hình tài chính cho ngân hàng, không thuyết minh hoặc thuyết minh không rõ ràng các số liệu trong báo cáo tài chính, trì hoãn hoặc không hợp tác để thực hiện kiểm tra thường xuyên của ngân hàng, thiếu đảm bảo nợ vay do sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn đểđầu tư trung dài hạn hoặc trang trải cho các khoản kinh doanh thua lỗ…

Agribank Đà Nẵng cần xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm:Xây dựng hệ

thống cảnh báo sớm bao gồm những nội dung cơ bản là: - Những dấu hiệu cảnh báo sớm.

- Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp đặc điểm của từng khoản nợ có vấn đề.

- Nhiệm vụ của bộ máy từ cán bộ tín dụng đến lãnh đạo của Agribank Đà Nẵng trong phê duyệt, thực hiện kế hoạch hành động đối với khoản nợ có vấn đề.

Mục tiêu của ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề là tối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)