7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC
Kiến nghị về quản trị nguồn thông tin thẩm định tín dụng :Agribank Đà Nẵng cần thành lập một trung tâm quản lý thông tin tín dụng nội bộ, bao gồm các bộ phận chuyên trách thuộc sự quản lý của hội sở chính, thực hiện cung cấp thông tin cho các chi nhánh như :Bộ phận thu thập, phân loại, xử lý và lưu trữ thông tin ; thực hiện dự báo xu hướng thị trường , triển vọng ngành, dự
thảo thay đổi quy định pháp luật có liên quan . Bộ phận tổng hợp những kinh nghiệm giao dịch, đàm phán , ký kết hợp đồng thương mại quốc tế ; cập nhật những quy định mới , thông lệ quốc tế mới ; theo dõi những biến động tình hình kinh tế xã hội của các nước.
Giải pháp về nguồn nhân lực :
Con người là nhân tố trung tâm chi phối , ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng . Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Agribank Đà Nẵng cần kiểm tra, theo dõi và đánh giá một cách định kỳ, thường xuyên về trình độ của nhân viên để lập kế hoạch bồi dưỡng cho những nhân viên chưa nắm vững nghiệp vụ ; hoặc chuyển họ sang làm việc ở các vị
trí khác phù hợp hơn.
bằng ; tạo điều kiện cho các nhân viên có trình đọ cao, năng lực tốt ,có mục tiêu phấn đấu và có ý thức trong công việc thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Với những nhân viên đạt thành tích tốt trong công việc, Agribank Đà Nẵng nên có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên họ hoàn thành tốt hơn nữa công việc được giao. Đồng thời với những nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, phải xử lý nghiêm minh.
Thành lập một trung tâm quản lý thông tin tín dụng, thị trường…, đào tạo nâng cao năng lực, trinh độ kinh nghiệm của nhân viên.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần có chính sách tiền tệ linh hoạt, duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý , tạo điều kiện bình ổn, giảm sức ép lạm phát, cải thiện tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, điều tiết lãi suất, tỷ giá duy trì ở mức ổn định bằng các công cụ thị trường , đảm bảo cung ứng đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ) như ngoài những thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng , có thể bổ sung thông tin về thuế, vệ sinh môi trường… Đồng thời, thực hiện minh bạch và công khai thông tin , đây là tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin phải được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại với các nhà đầu tư, với công luận.
Ngân hàng nhà nước khi ban hành các quy định , chính sách về hoạt
động ngân hàng, cần thống nhất xuyên suốt với các văn bản của chính phủ và các bộ ngành có liên quan. Sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết mang tính hành chính công quyền. Khi ban hành văn bản mới , quy định mới cần có sự kham khảo ý kiến của tổ chức tín dụng, cơ quan hành chính địa phương, các bộ ngành có liên quan.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Giảm sự can thiệp vào hoạt động của ngân hàng thương mại như chỉ định cấp tín dụng, khống chế hoạt động kinh doanh, hạn chế mở chi nhánh…Các ngân hàng thương mại cần được độc lập trong hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh, biện pháp kinh doanh, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình theo pháp luật. Chính phủ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, xóa bỏ các hình thức bao cấp về vốn và lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Xây dựng chính sách khuyến khích TTQT hàng hóa, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như :Thuế quan, hạn ngạch, hỗ trợ vốn, đơn giản hóa thủ tục hải quan…Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ký kết các hợp
đồng song phương, đa phương với các thị trường tiềm năng.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp TTQT ,các hiệp hội chuyên về từng ngành hàng, lĩnh vực hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm giao thương quốc tế, giá cả, thương hiệu, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Trong công tác quản lý nhà nước , chính phủ cần xây dựng được một hệ
thống chính sách ,quy định pháp luật đồng bộ, nhất quán và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ
tục hành chính , thủ tục TTQT , thủ tục hải quan, thuế quan, cấp giấy chứng nhận xuất sứ hàng hóa…để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TTQT kịp thời nắm bắt thời cơ kinh doanh.
Trong điều hành kinh tế, cần sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế đạt đến các mục tiêu của đát nước, tránh sử dụng các công cụ
hành chính và thay đổi chính sách kinh tế một cách đột ngột, từ đó tạo ra môi trường kinh tếổn định, cạnh tranh lành mạnh
3.3.4. Kiến nghị với Doanh nghiệp XNK
Ở nước ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng cho hoạt
động TTQT thì bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ
mô, Agribank Việt Nam thì nhất thiết phải đưa ra những kiến nghị đối với những doanh nghiệp XNK - một tác nhân quan trọng trong mối quan hệ tín dụng đối với các NHTM.
Do trình độ còn non kém trong lĩnh vực ngoại thương của các cán bộ tại doanh nghiệp XNK nên đã tạo những bất lợi cho chính doanh nghiệp và ngân hàng. Để khắc phục nhược điểm này không còn cách nào khác là các khách hàng phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình như:
+ Các nhà kinh doanh XNK phải có trình độ về ngoại thương và thanh toán quốc tế.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tiếp cận với những phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại.
+ Cử cán bộđi dự các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do các trường đại học hoặc tổ chức trong và ngoài nước đào tạo. Mời chuyên gia về giảng dạy, tư vấn trong lĩnh vực ngoại thương.
+ Cần có chế độ thưởng phạt và kích thích tinh thần làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XNK cần đẩy mạnh hoạt động Marketing XNK để hạn chế rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán với ngân hàng. Những diễn biến trên thị trường thế giới phức tạp khó có thể lường trước, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp chưa đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, có được một chiến lược marketing hiệu quả, hợp lý là cần thiết. Trên cơ sở nắm bắt thông tín, doanh nghiệp sẽ có phương thức, chiến lược thâm nhập vào thị trường XNK, sẽ có những quyết
định về sản phẩm, giá cả đúng đắn góp phần mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK của mình.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cho doanh nghiệp XNK sẽ có hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp XNK chấp hành tuyệt đối các nguyên tắc điều kiện thoả thuận khi vay vốn ngân hàng. Cụ thể, là phải sử dụng vốn đúng mục
đích như cam kết trong đơn xin vay vốn. Những tài sản mà doanh nghiệp đã mang thế chấp cầm cố tại Chi nhánh thì không được quyền chuyển nhượng, cầm cố hay bán cho các cá nhân khác khi chưa trả đủ nợ cho Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp còn dư nợ thì không được bằng cách này hay cách khác thiếu trung thực đểđược tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 Luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau
đây:
- Nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế nói riêng. Theo hướng đó mở rộng tín dụng trong thanh toán quốc tế phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.
- Để thực hiện định hướng kinh doanh và định hướng quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở những vấn đề cơ bản nêu trong chương 1, kết hợp với những nguyên nhân chủ quan được nêu lên trong chương 2.
- Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp.
- Một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với NHNN, một số bộ
ngành, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có liên quan tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN, cấp đủ vốn điều lệ và một số nội dung khác có liên quan.
KẾT LUẬN
Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa và đặc biệt là nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp hoạt động XNK, các NHTM Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó.
Cùng với các ngân hàng trong toàn ngành, Agribank Đà Nẵng với vai trò ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực nông ngiệp nông thôn trên địa bàn đã tiến hành đổi mới hoạt động theo hướng kinh doanh đa năng, tổng hợp dần sang hoạt động ngân hàng quốc tế. Tín dụng TTQT- sản phẩm chủ đạo của ngân hàng, trong vài năm gần đây đã thu được những thành công và góp phần đáng kể vào sự phát triển hoạt động TTQT của Việt Nam. Có được thành công này một phần quan trọng là do ngân hàng đã thực hiện tốt phương châm “ lấy chất lượng làm đầu”. Ngân hàng đã coi việc nâng cao chất lượng tín dụng là biện pháp tối ưu để tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.
Tuy nhiên, do phải hoạt động trong môi trường mà các điều kiện về tiền tệ chưa ổn định, sự cạnh tranh gay gắt và do những nguyên nhân nội tại như
về con người, về điều kiện phương tiện phục vụ hoạt động... mà việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng TTQT nói riêng còn có những hạn chế nhất định.
Thấy được những hạn chế đó, với nỗ lực không ngừng và khả năng phát triển của Ngân hàng như hiện nay chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng trong tương lai hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng TTQT nói riêng của Agribank Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các tác giả Ngô Quang Huân – Võ Thị Quý – Nguyễn Quang Thu – Trần Quang Trung (2012), Quản trị rủi ro, NXB Giáo Dục.
[2] PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương ( 2006), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
[3] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm.
[4] NHNo&PTNT Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.
[5] PGS.TS Lê Văn Tề – ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2009), Thanh toán & Tín dụng xuất nhập khẩu, NXB Tài chính.
[6] Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.
[7] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2007), Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C , NXB Thống Kê.
[8] GS.TS Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân (2002), Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê.
Các website
[10] http://agribank.com.vn [11] http://tienphong.vn [12] http://sbv.gov.vn