Hoạt động tín dụng trong thanh toán quốc tế tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Hoạt động tín dụng trong thanh toán quốc tế tại Chi nhánh

a. V công tác huy động vn

Huy động vốn là một khâu quan trọng trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo nguồn cho hoạt động tín dụng thanh toán quốc tế của ngân hàng. Xét về

Bng 2.2. Cơ cu ngun vn huy động (Đơn v: triu đồng) 2013 2014 Ch tiêu S2012 tin S tin % so vi 2012 S tin % so vi 2013 1/Tiền gửi TCKT 1.619.234 1.339.145 82.7 1.501.167 112.1 - Đồng Việt Nam 620.346 597.091 96.3 711.603 119.2 - Ngoại tệ 998.888 742.054 74.3 789.564 106.4 2/Tiền gửi dân cư 5.459.456 6.088.563 111.5 7.311.472 120 - Đồng Việt Nam 4.586.456 5.189.324 113.1 6.398.454 123.3 - Ngoại tệ 873.000 899.239 103 913.018 101.5 3/Các nguồn khác 488.678 470.201 96.2 223.398 47.5 - Đồng Việt Nam 270.345 235.563 87.2 115.679 49.1 - Ngoại tệ 218.333 234.638 107.5 107.719 45.9 Tng 7.567.368 7.897.909 4.4 9.036.037 114.4

(Ngun: Báo cáo hot động kinh doanh hàng năm ca Agribank Đà Nng)

1,619,234 5,459,456 488,678 1,339,145 6,088,563 470,201 1,501,167 7,311,472 223,398 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 2012 2013 2014 Tiền gửi TCKT Tiền gửi dân cư Các nguồn khác Hình 2.2.Cơ cu ngun vn huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Đà Nẵng, tiền gửi dân cư chiếm bộ phận chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù gặp phải những khó khăn vào cuối năm 2011, đầu năm 2012 do tình hình lãi suất huy

động trên địa bàn thành phố có diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhưng nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Để đạt được kết quả huy động vốn như trên, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp, hình thức huy động khác nhau như phát hành kỳ phiếu, huy động tiết kiệm dự thưởng, nâng cao chất lượng phục vụ, điều này đã tạo ra thuận lợi cho khách hàng, tạo uy tín cho ngân hàng.

Trong năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 9.036.037 triệu đồng tăng 14.4% so với năm 2013

+ Nguồn vốn VND huy động năm 2014 đạt 7.225.737 triệu đồng chiếm 80% tổng nguồn vốn, tăng 20% so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng nhà nước áp trần lãi suất huy động các kỳ hạn gửi dưới 12 tháng, nên các kỳ hạn dưới 12 tháng có lợi thế cho Agribank Đà Nẵng tập trung huy

động. Bên cạnh đó, Agribank tăng cường tốt công tác khoán huy động vốn, giao khoán chỉ tiêu huy động đến từng nhân viên.

+ Huy động vốn ngoại tệđạt 82.673 USD giảm 3.5% so với năm 2013. + Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động vốn ngoại tệ chiếm tỷ

trọng thấp hơn so với huy động bằng VND, chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn vốn huy động năm 2014.

b. V hot động s dng vn cp tín dng cho các hot động thanh toán quc tế

Hoạt động tín dụng trong TTQT tại Agribank Đà Nẵng ngày càng diễn ra sôi nổi và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động TTQT của các doanh nghiệp, Ngân hàng đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức tín dụng, áp

dụng nhiều hình thức mới, đồng thời không ngừng cải tiến các hình thức cấp tín dụng mới.

Hiện nay, tại Agribank Đà Nẵng có áp dụng nhiều hình thức tín dụng TTQT, bao gồm:

Cho vay phc v thanh toán hàng nhp khu, gm có:

- Cho vay Ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hoá, khuyến khích cho vay đối với những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được.

- Cho vay bằng Đồng Việt Nam để mua Ngoại tệ phục vụ nhập khẩu. - Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu, cho vay ký quỹ L/C.

- Bảo lãnh.

Cho vay phc v thanh toán hàng xut khu, gm có:

- Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết.

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.

Hiện nay tại Agribank Đà Nẵng chưa áp dụng hình thức như tín dụng thuê mua.

Hoạt động tín dụng trong TTQT là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của Agribank Đà Nẵng. Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng

đồng thời bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, Chi nhánh đã nổ lực vươn lên đáp ứng yêu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố.

Dựa trên sự phân loại tín dụng trong TTQT theo các tiêu chí khác nhau ta đi sâu phân tích tình hình hoạt động tín dụng trong TTQT tại Agribank Đà Nẵng :

* Theo thi hn

Bảng 2.3. Doanh số cho vay TTQT tại Agribank Đà Nẵng

(Đơn v: triu đồng) Ch tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1/Tín dụng Ngắn hạn 442.520 401.834 505.897 a-Đồng Việt Nam 251.132 235.643 307.452 b-Ngoại tệ 191.388 166.191 198.445 2/Tín dụng trung dài hạn 155.932 106.311 119.404 a-Đồng Việt Nam 70.157 45.215 60.548 b-Ngoại tệ 85.775 61.096 58.856 Tng s598.452 508.145 625.301

(Ngun: Báo cáo tín dng hàng năm ca Agribank Đà Nng )

Cuối năm 2013, do sự biến động về tình hình chính trị thế giới, nguy cơ

khủng bố tăng cao, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của Việt Nam, do

đó cũng làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng, năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ chỉ có 8.506 USD giảm 13,8% so với năm 2012.

Đầu năm 2014, ban giám đốc đã đặc biệt chú trọng đến công tác tín dụng của Chi nhánh, đề ra nhiều biện pháp thiết thực, kết quả là doanh số cho vay

đã tăng mạnh, tổng dư nợ TTQT đạt 625.301triệu đồng, tăng 23% so với năm 2013. Đặc biệt tín dụng ngắn hạn đạt 505.897 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng đáng kể, đạt 9.063 USD, tăng 19% so với năm 2013.

Tín dụng trung dài hạn cũng có sự tiến bộ đáng kể đạt 119.404 triệu

Về cơ cấu cho vay qua biểu 2.2, ta thấy là tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số cho vay phục xuất nhập khâu. Năm 2014 cho vay ngắn hạn có sự tăng đột biến so với năm 2013 về doanh số cũng như cả 2 loại tiền VND, Ngoại tệ. 442,520 155,932 401,834 106,311 505,897 119,404 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2012 2013 2014 Tín dụng Ngắn hạn Tín dụng trung dài hạn Hình 2.3. Cơ cu tín dng theo theo thi hn t 2012-2014 * Xét hot động tín dng TTQT theo mt hàng xut khu hay nhp khu

Một nhiệm vụ quan trọng của Chi nhánh Agribank Đà Nẵng là phục vụ

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá XNK. Do đó, Ngân hàng rất chú trọng đến hình thức cho vay theo mặt hàng. Các mặt hàng chủ yếu mà ngân hàng tài trợ là:

- Về xuất khẩu: Chi nhánh chú trọng cho vay đối với các ngành có thế

mạnh của nền kinh tế như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép các loại, nông sản...

-Về nhập khẩu: Chi nhánh quan tâm chú ý đến hoạt động cho vay nhập khẩu máy móc, điện tử và linh kiện, thuốc chữa bệnh, hoá chất các loại...

Bng 2.4. Tín dng TTQT theo mt hàng ti Agribank Đà Nng

(Đơn v: triu đồng, ngàn USD)

Dư n VND Dư n ngoi tMt hàng 2012 2013 2014 2012 2013 2014 I/Hàng nhập khẩu 152.944 162.948 196.684 277.163 (12.754) 227.287 (10.383) 257.301 (11.750) 1. Máy móc 41.786 45.152 62.963 96.271 82.531 91.364 2. Sắt thép 60.372 67.177 77.967 103.355 90.676 105.875 3. Xe máy và linh kiện 23.765 20.123 22.052 26.098 19.443 22.765 4. Điện tử và linh kiện 20.467 18.546 21.698 26.347 21.035 25.357 5. Thuốc chữa bệnh 5.097 8.907 8.879 15.095 12.386 7.975 6. Hàng khác 1.457 3.043 3.125 9.997 1.216 3.965 II/Hàng xuất khẩu 168.345 117.910 171.316 1. Cà phê 17.471 10.117 9.115 2. Hàng lâm sản 20.786 10.896 20.221 3. Hàng dệt may 70.545 59.745 77.456 4. Hàng thủ công mỹ nghệ 50.637 32.543 55.654 5. Hàng khác 8.906 4.609 8.870 Tổng số

(Ngun: Báo cáo tín dng hàng năm ca Agribank Đà Nng )

Agribank Đà Nẵng không có sự phân biệt rõ ràng nào về ngành hàng

được TTQT. Tuy nhiên, do nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên các nhu cầu về máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hàng hoá vật tư là nhu cầu thiết thực. Vì vậy, theo khuyến cáo của Chính phủ, Agribank Đà Nẵng hạn chế tài trợ nhập các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc các mặt hàng mà các nhà sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng nội địa. Điều này góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy nền kinh tếđi lên.

Chi nhánh cho vay VNĐ đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu, mặt hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ có tổng dư nợ cho vay nhiều nhất. Điều này rất phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vì đây là hai trong số 16 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta.

Dư nợ cho vay xuất khẩu trong năm 2014 tại Agribank Đà Nẵng đạt 171.316 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2013. Về nhập khẩu, do sự hồi phục của nền kinh tế nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bịđiện tử linh kiện của nền kinh tế tăng mạnh nên dư nợ cho vay bằng VND năm 2014 đạt 196.684 triệu đồng, tăng 20,7% so với năm 2013, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 11.750 nghìn USD tăng 13,2% so với năm 2013. Trong đó, sắt thép và máy móc các loại là mặt hàng có dư nợ cho vay nhiều nhất, năm 2014 cho vay ngoại tệ để

nhập khẩu máy móc đạt 9.007 nghìn USD, chiếm hơn 76% trên tổng dư nợ

ngoại tệ năm 2014.

* V cơ cu cho vay xut khu so vi nhp khu ti Agribank Đà Nng

Bng 2.5. Cơ cu cho vay Xut khu - Nhp khu ti Agribank Đà Nng

(Đơn v: Triu đồng)

2012 2013 2014

Ch tiêu Doanh s T trng Doanh s T trng Doanh s T trng

1-Cho vay NK 430.107 71,9 390.235 76,8 453.985 72,6 2-Cho vay XK 168.345 28,1 117.910 23,2 171.316 27,4

Tng 598.452 508.145 625.301

(Ngun: Báo cáo tín dng hàng năm ca Agribank Đà Nng )

Trong cơ cấu cho vay tại Agribank Đà Nẵng , doanh số cho vay nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất (Trung bình trên 70%). Năm 2013, doanh số cho

vay xuất khẩu giảm 39.872 triệu đồng, doanh số cho vay xuất khẩu cũng giảm mạnh 50.435 triệu đồng. Doanh số xuất khẩu giảm mạnh hơn nhập khẩu nên tỷ trọng cho vay nhập khẩu năm 2013 là lớn nhất 76,8%.

Trong năm 2013, doanh số cho vay xuất khẩu giảm 30% so với năm 2012, còn cho vay nhập khẩu giảm 10%, thể hiện xu hướng nhập khẩu mạnh của các đơn vị kinh doanh.

Trong năm 2014, doanh số cho vay TTQT tăng đáng kể, doanh số cho vay nhập khẩu tăng 63.750 triệu đồng so với năm 2013, doanh số cho vay xuất khẩu tăng 53.406 triệu đồng. Có được kết quả trên là do chính sách huy

động vốn tích cực của Chi nhánh nhằm thu hút được một lượng vốn đáng kể để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với nền kinh tế, chính sách khách hàng linh hoạt và đặc biệt là việc thực thi một chính sách lãi suất hấp dẫn so với các Ngân hàng khác. 430,107 168,345 390,235 117,910 453,985 171,316 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2012 2013 2014

Cho vay NK Cho vay XK

2.2.2. Ri ro tín dng trong thanh toán quc tế ti Agribank Đà Nng

a. T chc phân loi n và qun lý n xu

Agribank Đà Nẵng đang thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng theo QĐ số 636/2007/QĐ-HĐQT- XLRR ngày 22/6/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam.

Về phân loại nợ: Các khoản nợ vay của khách hàng, các khoản nghĩa vụ

phải thực hiện cam kết được phân thành 5 nhóm:

Nợ nhóm 1: Các khoản nợ trong hạn và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn còn lại.

Nợ nhóm 2: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu đủ gốc, lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.

Nợ nhóm 3: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

lần đầu đã được phân vào nhóm 2 nêu trên; Các khoản nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày.

Nợ nhóm 4: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày.

Nợ nhóm 5: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở

lên; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Đối với khách hàng có nhiều khoản nợ tại một chi nhánh nhiều chi nhánh NHNo&PTNT khác nhau (kể cả các TCTD khác) thì tất cả các khoản nợ đang ở nhóm thấp phải điều chỉnh về nhóm nợđã được phân loại cao nhất.

Việc phân loại các nhóm nợ theo tiêu chí phân loại như trên được xem là phân loại dựa vào các yếu tố định lượng, chưa căn cứ nhiều vào yếu tố định tính. Nói cách khác, chỉ mới căn cứ vào các thông tin về hiện tại và quá khứ

của khách hàng như nợ quá hạn, định lại kỳ hạn nợ vv.., chưa xem xét đến yếu tố tương lai - một căn cứ đặc biệt quan trọng- để phân loại nợ khách hàng. NHNo&PTNT đang xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộđể giải quyết tồn tại này.

b. Ri ro tín dng trong thanh toán quc tế ti Agribank Đà Nng

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đầy đủ,

đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng nói chung và Agribank Đà Nẵng nói riêng đó là nợ xấu. Điều đó có nghĩa, việc phân tích quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại Agribank Đà Nẵng cũng là việc phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thanh toán quốc tế tương ứng qua các năm 2012, 2013, 2014 là 0,3%, 0,2%, 0,3%. Tổng nợ xấu trong TTQT năm 2012 là 1.946 triệu đồng, đến năm 2013 thì nợ xấu trong TTQT giảm 881 triệu đồng, thể hiện chất lượng tín dụng trong năm 2013 được cải thiện đáng kế so với năm

2012. Tuy vậy , năm 2013 dư nợ TTQT lại sụt giảm đáng kể so với năm 2012

đến 15% tương đương với 90.307 triệu đồng. Do tình hình cạnh tranh trên địa bàn khá gay gắt, thêm vào đó là tình hình chính trị bất ổn của thế giới khiến các doanh nghiệp không mặn mà với thương mại quốc tế. Đến năm 2014, dư nợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)