Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế

a. Khái nim thanh toán quc tế

Mỗi một quốc gia độc lập phải thực hiện nhiều mối quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ

thuật... Trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác. Trong quá trình hoạt động, các quan hệ nêu trên đều liên quan tới tài chính, do đó nó liên quan mật thiết đến công tác thanh toán.

Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế

giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2007), thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt

động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

b. Đặc đim ca thanh toán quc tế

Từ hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của thanh toán quốc tế:

Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.

Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ởđây nó liên quan

đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng,

đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.

Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.

Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.

Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.

c. Vai trò ca thanh toán quc tế

Đối vi nn kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị

trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

Đối vi các doanh nghip kinh doanh XNK: Thanh toán quốc tế phục vụ

nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ XNK của doanh nghiệp.

Đối vi các ngân hàng thương mi: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)