6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ trong các giả thuyết đƣợc xây dựng ở Chƣơng 2 (Mục 2.1) thì các giả thuyết H3 (về ảnh hƣởng của khả năng sinh lời), H5 (về ảnh hƣởng của chất lƣợng công ty kiểm toán độc lập), H6b (về ảnh hƣởng của sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành) bị bác bỏ; còn các giả thuyết H1 (về ảnh hƣởng của quy mô DN), H4 (về ảnh hƣởng của khả năng thanh toán), và H6a (về ảnh hƣởng của tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành) đƣợc chấp nhận. Giả thuyết H2 (về ảnh hƣởng của tỷ suất nợ) đƣợc chấp nhận đối với mức độ CBTT tùy ý về QLRR và bị bác bỏ đối với mức độ CBTT bắt buộc về QLRR, Cụ thể:
Đối với giả thuyết H1 về ảnh hƣởng của nhân tố quy mô DN (QM): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng tổng tài sản có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Điều này đƣợc giải thích là do các DN có tài sản lớn, có nhiều cổ đông, và hệ quả là chịu áp lực hơn về việc cung cấp thông tin trong đó có thông tin về QLRR cho các nhà đầu tƣ. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và kết quả của các nghiên cứu trƣớc nhƣ Linsley và Shrives (2006) hay Kolmatsui, Legenzova và Seilius (2016).
Đối với giả thuyết H2 về ảnh hƣởng của nhân tố tỷ suất nợ (TSN): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng tỷ suất nợ đƣợc đo lƣờng bằng logarith cơ số 10 tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của DN không có tác động đến mức độ CBTT bắt buộc về QLRR của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Tuy nhiên, giả thuyết H2 lại có tác động đến mức độ CBTT tùy ý về QLRR của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Điều này có thể đƣợc giải thích là do các DN có tỷ lệ nợ cao sẽ có nhiều sự quan tâm của những bên liên quan hơn (nhà đầu tƣ, chủ sở hữu, ngân hàng…), vì vậy, họ có xu hƣớng CBTT tùy ý về QLRR nhiều hơn nhằm phát tín hiệu tốt đến các bên liên quan. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện và kết quả nghiên cứu trƣớc nhƣ Khlif và Hussainey (2014); hay Jia, Munro và Buckby (2016).
Đối với giả thuyết H3 về ảnh hƣởng của nhân tố khả năng sinh lời (KNSL): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu của DN (ROE) không có tác động đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Giả thuyết
H3 bị bác bỏ. Kết quả không phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc nhƣ Elshandidy, Fraser và Hussainey (2013); Khlif và Hussainey (2014); Samanta và Dugal (2016). Điều này có thể do ở Việt Nam, việc CBTT về QLRR vẫn chƣa đƣợc chú trọng nên các DN ngành tài chính dù có tỷ suất sinh lời cao hay thấp đều chƣa xem xét đến việc CBTT về QLRR nhƣ là một cách tạo ra tín hiệu tốt nhằm nâng cao danh tiếng của công ty mình, từ đó thu hút các nhà đầu tƣ. Do vậy khó có thể có mối quan hệ giữa tỉ suất sinh lời và mức độ CBTT về QLRR.
Đối với giả thuyết H4 về ảnh hƣởng của nhân tố khả năng thanh toán (KNTT): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy ở cả hai phƣơng trình đã chứng
tỏ rằng biến khả năng thanh toán có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. Giả thuyết H4đƣợc chấp nhận. Nhƣ vậy, khả năng thanh toán có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN ngành tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam và mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch chiều. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là do trong giai đoạn khó khăn, các DN ngành tài chính có khả năng thanh toán càng thấp thì càng cung cấp thông tin nhiều hơn để các nhà đầu tƣ có thể thấy đƣợc những lợi thế tiềm tàng của DN mà chấp nhận tài trợ cho DN. Bên cạnh đó lý thuyết đại diện cũng đã chỉ ra rằng khả năng thanh toán càng thấp thì mức độ rủi ro của DN càng cao dẫn đến DN có xu hƣớng CBTT về QLRR nhiều hơn nhằm giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và nhà đầu tƣ. Kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu trƣớc nhƣ Dobler và Zéghal (2011); Miihkinen (2012); hay Jia, Munro và Buckby (2016).
Đối với giả thuyết H5 về ảnh hƣởng của nhân tố chủ thể kiểm toán (CTKT): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng chủ thể kiểm toán không có tác động đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Giả thuyết H5 bị bác bỏ. Kết quả này không giống nhƣ nghiên cứu của Kolmatsui, Legenzova và Seilius (2016); Achmad, Faisal và Oktarina (2017) đã chỉ ra có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lƣợng công ty kiểm toán độc lập và mức độ CBTT về QLRR. Đối với giả thuyết H6a về ảnh hƣởng của nhân tố tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành (TLTVHDQT) và giả thuyết H6b về ảnh hƣởng của sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành (CTHDQT): Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã chứng tỏ rằng tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Ngƣợc lại, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều
hành không có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý của các DN niêm yết thuộc ngành tài chính (với độ tin cậy 95%). Giả thuyết H6a
đƣợc chấp nhận và H6b bị bác bỏ. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jia, Munro và Buckby (2016); Singh (2017) hay Dias, Rodrigues, Lima và Russell (2017).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong Chƣơng 3, luận văn đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tƣơng quan và mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các yếu tố tác động đến mức độ CBTT về QLRR của DN ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam. Kết quả thống kê mô tả cho thấy nhìn chung mức độ CBTT về QLRR của các DN ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, cụ thể còn 27,14% thông tin bắt buộc về QLRR và 53,79% thông tin tùy ý về QLRR chƣa đƣợc công bố.
Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy trong các nhân tố gồm quy mô DN (H1), tỷ suất nợ (H2), khả năng sinh lời (H3), khả năng thanh toán (H4), chủ thể kiểm toán (H5), tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành (H6a) và sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành (H6b), thì có ba nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT bắt buộc về QLRR và bốn nhân tốn ảnh hƣởng đến mức độ CBTT tùy ý về QLRR của các DN ngành tài chính niêm yết trên ở Việt Nam. Trong đó quy mô DN và tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý. Ngƣợc lại, khả năng thanh toán lại có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến mức độ CBTT về QLRR bắt buộc và tùy ý. Ngoài ra, nhân tố tỷ suất nợ lại có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến mức độ CBTT tùy ý về QLRR nhƣng lại không ảnh hƣởng đến mức độ CBTT bắt buộc về QLRR. Các biến còn lại (bao gồm: khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán, sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành) thì không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
CHƢƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN