6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Các DN đƣợc phân loại thuộc ngành tài chính ở Việt Nam bao gồm: các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ. Cơ cấu tài sản giữa các lĩnh vực trong hệ thống tài chính chƣa hợp lý. Thuộc phân ngành này thì các tổ chức tín dụng chiếm tới 96,2% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chiếm 2,8%, và còn lại các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ chiếm 1% (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2016). Vì vậy, cung ứng vốn cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống các tổ chức tín dụng, vốn cung ứng từ thị trƣờng chứng khoán còn khiêm tốn so với tiềm năng và các nƣớc trong khu vực.
Đánh giá hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng:
Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2016) thì chất lƣợng tín dụng theo báo cáo cải thiện nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của các tổ chức tín dụng giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8% năm 2016. Trong 2016, hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó: qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu đƣợc xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho công ty quản lý tài sản (VAMC) chiếm 21%. Nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chƣa xử lý đƣợc là 224 nghìn tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng). Số dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ƣớc tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%). Dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%,
cao hơn so với cùng kỳ 2015 (11,9%). Tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.
Hiệu quả sinh lời của hệ thống tổ chức tín dụng năm 2016 cao hơn so với năm 2015. Thu nhập lãi thuần tăng 9% so với 2015, chiếm 79,0% trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh.
Đánh giá hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán:
Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì: hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) lành mạnh hơn, kết quả tái cấu trúc đã loại bỏ các công ty yếu kém. Cụ thể, đến cuối năm 2016 còn 76 CTCK đang hoạt động bình thƣờng. Năm 2016 đã chấm dứt hoạt động 5 CTCK và hợp nhất 2 CTCK. Tình hình tài chính của các CTCK lớn an toàn, tiếp tục phát triển, còn các CTCK nhỏ bị thu hẹp dần thị phần và tiếp tục bị đào thải.
Hệ thống CTCK duy trì tình hình tài chính an toàn, tổng tài sản cuối năm 2016 đạt 76.100 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2015, tỷ lệ vốn khả dụng bình quân cao hơn chuẩn an toàn, cơ cấu tài sản lành mạnh. Chất lƣợng tài sản toàn hệ thống CTCK an toàn. Nợ quá hạn năm 2016 giảm 16%, dự phòng đầu tƣ tài chính năm 2016 giảm 25%. Dƣ nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK tăng nhƣng trong mức kiểm soát và phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng. Tổng dƣ nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK cuối năm 2016 đạt 25.600 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2015.
Đánh giá hoạt động các công ty bảo hiểm:
Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì: các công ty bảo hiểm có tình hình tài chính an toàn, tổng tài sản, doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục tăng trƣởng khả quan. Cuối năm 2016, tổng tài sản của toàn hệ thống các công ty bảo hiểm đạt 234 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2015. Chất lƣợng tài sản an toàn với tỷ lệ
đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ và tiền gửi trên tổng đầu tƣ trên 70%, tỷ lệ các khoản phải thu quá hạn thấp. Hầu hết công ty bảo hiểm có tỷ lệ biên khả năng thanh toán cao hơn chuẩn an toàn. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2016 ƣớc đạt 85 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015.
Nhƣ vậy, từ Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban tài chính quốc gia, chúng ta có thể thấy đƣợc các DN thuộc ngành tài chính có tỷ lệ tăng trƣởng tốt và đều có mức độ rủi ro nằm trong tầm kiểm soát đƣợc.