Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 26 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4.Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory)

Lý thuyết đƣợc xây dựng bởi Carl Watner vào năm 1982 và đƣợc Verrecchia phát triển vào năm 1983. Theo lý thuyết này, chi phí sẽ phát sinh khi có sự suy giảm của dòng tiền trong tƣơng lai do việc CBTT của DN. Khi một DN cung cấp một thông tin xấu sẽ tạo ra một chi phí vì các nhà đầu tƣ sẽ giảm đầu tƣ vào DN vì không còn hấp dẫn họ, dòng tiền trong tƣơng lai sẽ giảm. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin xấu có thể ngăn cản đƣợc các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trƣờng, dẫn đến dòng tiền trong tƣơng lai có thể sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, khi một DN cung cấp một thông tin tốt, các nhà đầu tƣ sẽ chú ý đến DN, dòng tiền trong tƣơng lai có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho các đối thủ cạnh tranh có thể gia nhập thị trƣờng, dẫn đến dòng tiền trong tƣơng lai có thể sẽ giảm xuống. Vì vậy, các chi phí sở hữu đƣợc xem xét nhƣ một hạn chế của việc CBTT. Những bất lợi của cạnh tranh ảnh hƣởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng tƣ của các nhà quản lý.

Lý thuyết về chi phí sở hữu cho thấy rằng các công ty có thể CBTT về QLRR không hữu ích cho ngƣời dùng, vì các nhà quản lý nhận thấy việc công bố nhiều hơn không mang lại nhiều lợi ích hơn so với các chi phí tiềm tàng của việc công bố (Amran, Bin & Hassan, 2009). Ngoài ra, theo Healy và

Palepu (2001), các công ty có lợi nhuận cao có thể không muốn tiết lộ thông tin độc quyền của mình cho đối thủ cạnh tranh, vì nó có thể làm giảm vị thế cạnh tranh của họ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 26 - 27)