Về tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 82 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.1. Về tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành

hành

Thành viên HĐQT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tối cao của cổ đông và của DN. Để đảm bảo có sự tách biệt giữa vai trò giám sát và điều hành DN, DN cần hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành của công ty, nên chú ý làm sao để đảm bảo cho ban giám đốc độc lập hơn so với HĐQT. Nói cách khác, nên chú trọng gia tăng số lƣợng các thành viên HĐQT không tham gia điều hành và hạn chế các thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành của công ty. Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành là nhân tố thúc đẩy và góp phần nâng cao mức độ CBTT về QLRR.

Hiện tại, ở Việt Nam, theo Thông tƣ 95/2017/TT-BTC hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 71/2017/NĐ-CP hƣớng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng mà Bộ Tài chính vừa ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 6/11/2017, đối với công ty niêm yết, tổng số thành viên độc lập HĐQT phải chiếm ít nhất là một phần ba (1/3) tổng số thành viên HĐQT, đối với công ty đại chúng chƣa niêm yết, thì tổng số thành viên HĐQT không điều hành phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số thành viên HĐQT. Ngoài ra, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, các DN không đáp ứng đƣợc quy định đảm bảo (1/3) thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập, thì sẽ đối mặt với mức phạt từ 70 - 100 triệu đồng.

Yêu cầu của một số quốc gia, thị trường niêm yết

Theo quy định của SGDCK Úc (Australian Stock Exchange – ASX), công ty niêm yết phải có đa số thành viên HĐQT là độc lập. Các thành viên độc lập phải họp thƣờng kỳ (ít nhất mỗi năm 1 lần) không có sự tham gia của những ngƣời quản lý hoặc các thành viên HĐQT điều hành/không độc lập để

tăng cƣờng sự trao đổi và thông tin giữa các thành viên độc lập. Ở Anh, Luật hỗn hợp về quản trị công ty (Combined Code on Corporate Governance – CCCG) quy định, các công ty phải có ít nhất 2 hoặc một phần hai (1/2) số thành viên HĐQT độc lập tùy số nào lớn hơn. Tại HongKong, Malaysia theo các quy định về niêm yết, HĐQT công ty niêm yết phải có ít nhất 1/3 hoặc 3 (HongKong) hay 2 (Malaysia) là thành viên HĐQT độc lập tùy số nào lớn hơn (Lê Hoàng Tùng, 2009).

Nhƣ vậy, theo tác giả, tỷ lệ số thành viên HĐQT độc lập quy định ở Việt Nam nhƣ trên còn khá thấp, có thể vì đây là quy định mới áp dụng lần đầu. Tỷ lệ này nên đƣợc tăng dần lên qua các năm sau khi đƣợc áp dụng và mức xử phạt hành chính do vi phạm cũng nên đƣợc tăng lên. Ngoài việc xử lý vi phạm về hành chính, cơ quan quản lý cũng có thể áp dụng biện pháp công bố rộng rãi danh sách các DN không tuân thủ quy định, thƣờng xuyên không tuân thủ dù đã bị nhắc nhở nhiều lần…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 82 - 83)