Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 85 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1.4. Các kiến nghị khác

a. Đối với Nhà nước

Nhƣ đã kết luận ở Chƣơng 3, mức độ CBTT về QLRR của các DN ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam còn rất thấp. Điều này có thể do quy định CBTT về QLRR đƣợc quy định ở thông tƣ 210/2009/TT-BTC hƣớng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính do Bộ Tài chính ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009 chƣa đƣợc quy định chi tiết và hƣớng dẫn sâu về việc công bố cũng nhƣ chƣa có chế tài xử lý các vi phạm dẫn đến các DN có thể còn e ngại hoặc không muốn công bố. Mặt khác, Thông tƣ 210/2009/TT- BTC đƣợc ban hành vào thời điểm năm 2009 và dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 - Trình bày công cụ tài chính (IAS 32) và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 07 - Thuyết minh công cụ tài chính (IFRS 07) công bố năm 2007. IFRS 7 và Thông tƣ 210/2009/TT-BTC có nội dung cơ bản tƣơng tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các thuyết minh theo quy định của Thông tƣ 210 không cung cấp nhiều thông tin cho ngƣời đọc vì Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) không đề cập đến việc ghi nhận và đo lƣờng các công cụ tài chính và hƣớng dẫn về giá trị hợp lý. Vì vậy, để góp phần nâng cao mức độ CBTT về QLRR, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về CBTT về QLRR trên thị trƣờng chứng khoán, mở rộng cung cấp thông tin để thông tin trên thị trƣờng ngày càng minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nên nhanh chóng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam hoặc nghiên cứu, xem xét việc đƣa các chuẩn mực và thông lệ CBTT về QLRR tốt trên thế giới và khu vực để áp dụng tại Việt Nam hoặc cũng có thể xây dựng các chuẩn mực quản trị công ty của quốc gia để triển khai thực hiện nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt

đàm phán quốc tế, thu hút vốn đầu tƣ và các hoạt động viện trợ hoặc hỗ trợ kỹ thuật khác.

Cùng với việc kiện toàn hệ thống hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc và cơ quan quản lý nên thực hiện công tác truyền thông rộng rãi về vai trò của CBTT về QLRR và cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu để các DN tiếp cận, truy cập dễ dàng. Nhà nƣớc và cơ quan quản lý cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyện biệt cho các nhà lãnh đạo DN mà đặc biệt là các thành viên HĐQT để họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ những lợi ích của việc CBTT về QLRR đầy đủ, rõ ràng cũng nhƣ bất lợi khi CBTT về QLRR không đƣợc công bố hoặc công bố không đầy đủ và giải đáp những thắc mắc của các DN một cách kịp thời.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, các Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…) cần chủ động, thƣờng xuyên rà soát quy định về CBTT về QLRR nhằm nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các quy định về CBTT về QLRR đối với các công ty niêm yết; Đề xuất trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu quản lý; Định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện việc giám sát, xử lý các sai phạm về CBTT về QLRR. Thêm vào đó, cần sớm đƣa vào triển khai áp dụng các chế tài cụ thể đối với các DN chƣa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ CBTT về QLRR, từ đó đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo tính hiệu lực của quy định trên thực tế, đồng thời tạo động lực để các DN nâng cao việc CBTT về QLRR trên thị trƣờng chứng khoán.

b. Đối với các công ty niêm yết

Nhƣ đã kết luận ở Chƣơng 3, tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành có ảnh hƣởng lớn đến mức độ CBTT về QLRR đối với các DN ngành tài chính niêm yết. Nhƣ vậy, đối với các DN ngành tài chính, thành

viên HĐQT không tham gia điều hành rất quan trọng, các thành viên này giúp gia tăng mức độ giám sát đối với ban điều hành, từ đó đảm bảo thông tin về QLRR đƣợc công bố đầy đủ, chính xác và hữu ích cho ngƣời sử dụng.

Để nâng cao mức độ CBTT về QLRR, trƣớc hết các nhà quản trị DN cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các yêu cầu CBTT về QLRR làm cơ sở cho quá trình thực hiện CBTT về QLRR. Khi nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò và các yêu cầu CBTT về QLRR, các nhà lãnh đạo sẽ tự nguyện hƣớng DN đi theo những yêu cầu CBTT về QLRR tốt nhất để tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn, và thực hiện tốt hơn việc tuân thủ và giảm xung đột lợi ích giữa các bên có quyền lợi liên quan. Việc thay đổi và nâng cao nhận thức về CBTT về QLRR của DN phải đƣợc khởi nguồn từ cấp lãnh đạo cao nhất trong DN niêm yết mà ở đây chính là HĐQT và Tổng giám đốc.

Các DN nên chú trọng đến việc CBTT về QLRR có chất lƣợng cao hơn là CBTT về QLRR chú trọng đến số lƣợng, đảm bảo thông tin hữu ích không bị che dấu vì một số lý do nào đó, từ đó, ngƣời sử dụng thông tin sẽ có đƣợc những thông tin có hữu ích hơn. Các thông tin về QLRR cần phải cụ thể, chi tiết, bao gồm những thay đổi của rủi ro trong quá khứ đã đƣợc xác định và rủi ro trong tƣơng lai đƣợc dự đoán trƣớc và đƣa ra thảo luận. Ngoài ra, các thông tin cần phải liên quan đến những rủi ro thực tế mà DN phải đối mặt, không nên công bố một cách chung chung, lặp đi lặp lại qua nhiều năm và giống nhau ở các DN khác nhau.

Nhằm tăng cƣờng việc giám sát, soát xét việc CBTT về QLRR, các DN ngành tài chính niêm yết nói riêng và các DN niêm yết nói chung nên xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, thống nhất và xuyên suốt để kiểm soát, quản lý và giám sát chặt chẽ để nâng cao mức độ CBTT về QLRR,

bảo lợi ích của các cổ đông và sự hài hòa với lợi ích của các bên liên quan bao gồm cổ đông, khách hàng, ngƣời lao động và cộng đồng.

Các quy định về kiểm soát, CBTT về QLRR trong nội bộ công ty phải có các quy định chặt chẽ bằng các văn bản, phổ biến đến những ngƣời có liên quan. Ngoài ra, DN cần thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra chất lƣợng, mức độ CBTT về QLRR định kì hàng quý, hàng tháng, hàng năm.

Nhằm nâng cao khả năng QLRR, các DN ngành tài chính nói riêng và các DN thuộc các ngành khác nói chung cần xây dựng mô hình QLRR dựa trên mô hình của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) bao gồm các bƣớc: Nhận diện rủi ro; đánh giá và xác định rủi ro; phân tích hành vi tuân thủ; xây dựng chiến lƣợ xử lý rủi ro; lên kế hoạch và thực hiện chiến lƣợc. Mô hình QLRR này nên đƣợc tích hợp đầy đủ các chức năng QLRR và nên đƣợc trao quyền nhiều hơn, không nên chỉ tập trung quyền lực vào một số ngƣời. Quá trình ra quyết định liên quan đến chức năng QLRR cũng nên đƣợc thảo luận với nhiều bên để hạn chế sự bất cân xứng thông tin. Ngoài ra, trong quá trình QLRR, các DN cũng thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả của công tác QLRR ở tất các các bƣớc của quy trình.

Các DN ngành tài chính nên tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho nhân viên về các biện pháp, chính sách quản lý rủi ro của DN, giúp cho phát triển đội ngũ nhân viên trở nên năng động và đa dạng hơn trong việc đối phó với rủi ro, từ đó, giúp DN QLRR tốt hơn.

Ngoài ra, các DN ngành tài chính cũng nên đảm bảo rằng tỷ lệ tăng trƣởng của bản thân DN có tính đến các yếu tố QLRR sao cho tỷ lệ tăng trƣởng và chức năng quản lý phát triển với tốc độ nhƣ nhau. Bằng cách này, quy mô ngày càng gia tăng của các DN ngành tài chính sẽ không đặt nhiều thách thức cho chức năng QLRR. Mặt khác, các DN ngành tài chính nên phát triển mô hình QLRR riêng của DN dựa trên mô hình của Tổ chức hợp tác và

phát triển kinh tế (OECD) do các nhu cầu thực tế về QLRR của DN tài chính khác với các yêu cầu của DN phi tài chính. Nhu cầu về QLRR của một DN phụ thuộc vào tình hình thị trƣờng và về quy mô cũng nhƣ mức độ phức tạp của các DN này. Vì thế, trong trƣờng hợp này, mỗi DN sẽ tốt hơn nếu DN phát triển một mô hình tùy chỉnh đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu cụ thể của DN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 85 - 89)