Lý thuyết kinh tế thông tin (Information Economics Theory)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information Economics Theory)

Lý thuyết này, đƣợc hình thành trên cơ sở ba nghiên cứu kinh điển bởi Akerlof (1970), Spence (1973), và Rothschild và Stiglitz (1976) (theo Nguyễn Hữu Cƣờng, 2017). Lý thuyết này chỉ ra rằng khi tham gia các giao dịch kinh doanh hoặc các giao dịch tiềm năng có thể có một bên có lợi thế thông tin hơn so với những bên còn lại. Các nhà quản lý đối phó với việc CBTT không giống nhau, do sự đánh đổi chi phí và lợi ích là khác nhau.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Johansen và Plenborg (2013) đã cung cấp các bằng chứng hàm ý rằng đối với các mục thông tin tốn nhiều chi phí cho đơn vị lập báo cáo nhƣ: thông tin về hợp nhất kinh doanh, các công cụ tài chính, và các thử nghiệm về tổn thất tài sản… thì mức độ CBTT thấp hơn, mặc dù ngƣời sử dụng thông tin rất cần các mục thông tin này.

Lý thuyết tính kinh tế của thông tin cũng là một khuôn khổ lý thuyết phù hợp cho các phân tích thực nghiệm về việc CBTT nói chung và CBTT về QLRR nói riêng vì các DN CBTT nhằm giảm đi bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và chủ sở hữu, giảm chi phí của các giao dịch mua bán cổ phiếu, giảm thiểu rủi ro ƣớc tính của các nhà đầu tƣ, nhờ vào đó giảm chi phí vốn (Healy & Palepu, 2001). Mặc dù, CBTT nhƣ vậy có nhiều lợi ích, nhƣng các DN sẽ chỉ cung cấp thêm thông tin bổ sung nếu họ nhận thấy lợi ích của việc công bố đó nhiều hơn các chi phí có liên quan đến việc công bố.

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

Nội dung trong mục này tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến việc kiểm chứng ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR. Do các

nghiên cứu liên quan đến CBTT về QLRR còn hạn chế, nên luận văn có đề cập đến các nghiên cứu về CBTT và CBTT về rủi ro làm cơ sở để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ở Chƣơng tiếp theo.

Các nghiên cứu trƣớc đây đã kiểm chứng sự ảnh hƣởng một số nhân tố khác nhau đến mức độ CBTT về QLRR. Các nhân tố đã đƣợc các nghiên cứu trƣớc kiểm chứng gồm: quy mô công ty, tỷ suất nợ, thời gian niêm yết, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán và đặc điểm HĐQT.

1.5.1. Quy mô DN

Có nhiều tiêu chí để đo lƣờng quy mô công ty nhƣ: vốn điều lệ, tổng giá trị tài sản hay tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, doanh thu, giá trị vốn hóa trên thị trƣờng, hay số lƣợng lao động. Sự ảnh hƣởng của yếu tố này đến mức độ CBTT về QLRR có thể đƣợc lý giải theo nhiều lý thuyết khác nhau.

Theo lý thuyết đại diện, quy mô công ty có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT, các công ty có quy mô lớn thƣờng lựa chọn việc CBTT nhiều hơn nhằm giảm thiểu chi phí đại diện. Điều này cũng đúng với mức độ CBTT về QLRR, các công ty có quy mô lớn thƣờng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn vì thế họ sẽ CBTT về QLRR nhiều hơn nhằm tạo niềm tin với các cổ đông về khả năng đối phó với rủi ro của nhà quản lý, từ đó giảm chi phí đại diện.

Theo lý thuyết tín hiệu, các DN lớn nhận thức rằng bằng việc phát tín hiệu, công bố nhiều thông tin cho ngƣời sử dụng hơn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tƣ hơn, do đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu của DN. Với mức độ CBTT về QLRR cũng vậy, DN lớn sẽ CBTT về QLRR nhiều hơn nhằm mục đích thông báo cho các nhà đầu tƣ biết về khả năng quản lý, đối phó với các rủi ro của DN từ đó thu hút nhiều nhà đầu tƣ hơn.

Bên cạnh đó, các công ty lớn thƣờng có đội ngũ nhân viên đông, chất lƣợng cao nên chi phí dành cho việc CBTT về QLRR thƣờng thấp. Nhƣng lợi

ích mang lại của việc CBTT về QLRR cho các công ty lớn là giảm đƣợc chi phí đại diện, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ và tăng danh tiếng cho công ty. Xét theo lý thuyết kinh tế thông tin thì công ty lớn CBTT về QLRR nhiều hơn là hợp lý.

Về bằng chứng định lƣợng, các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ đƣợc sự tác động của nhân tố quy mô công ty đến mức độ CBTT về QLRR. Trong số đó, xu hƣớng nổi trội là sự ảnh hƣởng tích cực của quy mô DN đối với mức độ CBTT về rủi ro của DN, chẳng hạn nhƣ các nghiên cứu của Kolmatsui, Legenzova và Seilius (2016); Linsley và Shrives (2006).

1.5.2. Tỷ suất nợ

Lý thuyết đại diện chỉ ra rằng, DN nợ càng nhiều sẽ càng CBTT về QLRR nhiều hơn nhằm giảm chi phí đại diện, vì khi DN nợ càng nhiều thì rủi ro xảy ra càng lớn dẫn đến lòng tin của các cổ đông cũng nhƣ các chủ nợ sẽ giảm xuống. Để tăng lòng tin của các cổ đông và các chủ nợ, nhà quản lý sẽ CBTT về QLRR nhiều hơn nhằm giảm chi phí đại diện.

Về bằng chứng định lƣợng, có những nghiên cứu trƣớc đây cũng đã chỉ ra nhân tố tỷ suất nợ có tác động tích cực đến mức độ CBTT về QLRR, chẳng hạn nhƣ nghiên cứu của Khlif và Hussainey (2014). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra CBTT về QLRR tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ nhƣ nghiên cứu của Jia, Munrro và Buckby (2016).

1.5.3. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của một DN đƣợc đánh giá, đo lƣờng dựa trên các chỉ tiêu: ROA, ROE và ROS. Trong đó, ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Chỉ số này là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng,

từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn.

Lý thuyết đại diện chỉ ra rằng xung đột giữa nhà quản lý và các cổ đông xảy ra khi thông tin bất cân xứng. Vì vậy, các nhà quản lý của các công ty có khả năng sinh lời cao sẽ CBTT về QLRR nhiều hơn để cho các cổ đông biết về khả năng quản lý, đối phó với rủi ro và biến rủi ro thành cơ hội sinh cho DN của họ.

Về bằng chứng định lƣợng, các nghiên cứu trƣớc đây cũng đã chỉ ra khả năng sinh lời có tác động tích cực đến mức độ CBTT về QLRR, chẳng hạn nhƣ các nghiên cứu của Elshandidy, Fraser và Hussainey (2013); Khlif và Hussainey (2014); Samanta và Dugal (2016).

1.5.4. Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán thể hiện mức độ rủi ro của DN. Mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản khi DN không thể thực hiện thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ. Nhƣ vậy, khả năng thanh toán càng thấp dẫn đến rủi ro mà DN phải đối mặt cao với rủi ro và đòi hỏi DN phải có chính sách QLRR phù hợp và CBTT về QLRR nhiều hơn.

Việc CBTT về QLRR cao khi khả năng thanh toán của DN thấp cũng phù hợp với lý thuyết đại diện vì nó giải quyết đƣợc vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và cổ đông, giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Các cổ đông sẽ biết đƣợc chính sách quản lý, đối phó với rủi ro của nhà quản lý từ đó tăng lòng tin, giảm chi phí đại diện. Còn các nhà đầu tƣ sẽ an tâm hơn khi đầu tƣ vào DN khi biết rõ khả năng quản lý và đối phó với rủi ro của DN hơn. Điều này mang lại lợi ích khá lớn cho DN và cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế thông tin khi so sánh giữa lợi ích đạt đƣợc và chi phí mất đi.

Về bằng chứng định lƣợng, các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra khả năng thanh toánảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT về QLRR, chẳng hạn nhƣ

các nghiên cứu của Dobler và Zéghal (2011); Miihkinen (2012); Jia, Munro và Buckby (2016).

1.5.5. Chủ thể kiểm toán

Hiện tại, ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, kiểm toán BCTC năm của các DN niêm yết là một quy định bắt buộc. Đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tƣ và quản lý kinh doanh. Vai trò của kiểm toán độc lập là kiểm tra tính tin cậy của các thông tin phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, uy tín và chất lƣợng của công ty kiểm toán độc lập chính là tiêu chuẩn đánh giá mức độ tin cậy của thông tin tài chính đƣợc kiểm toán. Các công ty có xu hƣớng ký hợp đồng với các công ty kiểm toán có uy tín để thực hiện kiểm toán độc lập là những công ty coi trọng tính chính xác và minh bạch.

Các nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT về QLRR chủ yếu đƣợc đặt ra dựa trên lý thuyết đại diện. Theo lý thuyết đại diện, do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông ở DN niêm yết, cần thiết phải có các công ty kiểm toán độc lập có chất lƣợng để kiểm tra độ tin cậy của các BCTC, từ đó các thông tin trên BCTC trong đó có thông tin về QLRR trở nên tin cậy hơn, giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin và giảm chi phí đại diện.

Về bằng chứng định lƣợng, các nghiên cứu trƣớc đây cũng đã chỉ ra đƣợc rằng sự hiện diện của các công ty kiểm toán uy tín có ảnh hƣởng tích cực đến CBTT về QLRR chẳng hạn nghiên cứu của Kolmatsui, Legenzova và Seilius (2016).

1.5.6. Đặc điểm hội đồng quản trị

Thành viên hội đồng quản trị độc lập (không tham gia giữ chức vụ trong ban giám đốc) và chủ tịch hồi đồng quản trị không kiêm nhiệm giám đốc điều hành sẽ đóng vai trò nhƣ những ngƣời giám sát. Cơ chế này làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những ngƣời quản lý, giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý, nhờ đó làm giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông.

Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT về QLRR đƣợc giải thích dựa trên lý thuyết đại diện. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập càng cao sẽ thúc đẩy nhà quản lý CBTT về QLRR nhiều hơn dƣới sự giám sát của các thành viên này. Mức độ độc lập của các cổ đông có thể ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR, nhƣ lý thuyết đại diện cho thấy cơ cấu sở hữu ảnh hƣởng đến mức độ giám sát, và điều đó lại ảnh hƣởng đến mức độ CBTT.

Về bằng chứng định lƣợng, các nghiên cứu trƣớc đây cũng chỉ ra mức độ độc lập của thành viên hội đồng quản trị có ảnh hƣởng tích cực đến mức độ CBTT về QLRR, chẳng hạn các nghiên cứu của Jia, Munro và Buckby (2016); Singh (2017); António, Rodrigues và Russell (2017).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày các khái niệm, tầm quan trọng và phân loại về CBTT; QLRR và CBTT về QLRR là gì; các yêu cầu CBTT về QLRR và cách thức để đo lƣờng mức độ CBTT về QLRR của DN cùng với các lý thuyết phổ biến áp dụng trong các nghiên cứu về CBTT nhƣ: lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chính trị, lý thuyết chi phí sở hữu, và lý thuyết kinh tế thông tin.

Đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR, kết quả tổng hợp đƣợc từ các nghiên cứu trƣớc cho thấy những nhân tố thƣờng đƣợc khảo sát gồm: quy mô DN, tỷ suất nợ, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, mức độ độc lập của thành viên hội đồng quản trị và chất lƣợng công ty kiểm toán độc lập. Trong đó, nhân tố tỷ suất nợ là không đồng nhất.

Trên cơ sở lý thuyết khung CBTT về QLRR và các nhân tố ảnh hƣởng đã đƣợc đánh giá trong Chƣơng này, Chƣơng 2 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR trên các BCTC năm của các DN niêm yết ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Các DN đƣợc phân loại thuộc ngành tài chính ở Việt Nam bao gồm: các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ. Cơ cấu tài sản giữa các lĩnh vực trong hệ thống tài chính chƣa hợp lý. Thuộc phân ngành này thì các tổ chức tín dụng chiếm tới 96,2% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chiếm 2,8%, và còn lại các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ chiếm 1% (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2016). Vì vậy, cung ứng vốn cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống các tổ chức tín dụng, vốn cung ứng từ thị trƣờng chứng khoán còn khiêm tốn so với tiềm năng và các nƣớc trong khu vực.

Đánh giá hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng:

Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2016) thì chất lƣợng tín dụng theo báo cáo cải thiện nhẹ. Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống theo báo cáo của các tổ chức tín dụng giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8% năm 2016. Trong 2016, hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó: qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu đƣợc xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho công ty quản lý tài sản (VAMC) chiếm 21%. Nợ xấu chờ xử lý (nợ bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chƣa xử lý đƣợc là 224 nghìn tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng). Số dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ƣớc tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%). Dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%,

cao hơn so với cùng kỳ 2015 (11,9%). Tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.

Hiệu quả sinh lời của hệ thống tổ chức tín dụng năm 2016 cao hơn so với năm 2015. Thu nhập lãi thuần tăng 9% so với 2015, chiếm 79,0% trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh.

Đánh giá hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán:

Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì: hoạt động của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) lành mạnh hơn, kết quả tái cấu trúc đã loại bỏ các công ty yếu kém. Cụ thể, đến cuối năm 2016 còn 76 CTCK đang hoạt động bình thƣờng. Năm 2016 đã chấm dứt hoạt động 5 CTCK và hợp nhất 2 CTCK. Tình hình tài chính của các CTCK lớn an toàn, tiếp tục phát triển, còn các CTCK nhỏ bị thu hẹp dần thị phần và tiếp tục bị đào thải.

Hệ thống CTCK duy trì tình hình tài chính an toàn, tổng tài sản cuối năm 2016 đạt 76.100 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2015, tỷ lệ vốn khả dụng bình quân cao hơn chuẩn an toàn, cơ cấu tài sản lành mạnh. Chất lƣợng tài sản toàn hệ thống CTCK an toàn. Nợ quá hạn năm 2016 giảm 16%, dự phòng đầu tƣ tài chính năm 2016 giảm 25%. Dƣ nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK tăng nhƣng trong mức kiểm soát và phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng. Tổng dƣ nợ cho vay ký quỹ của hệ thống CTCK cuối năm 2016 đạt 25.600 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2015.

Đánh giá hoạt động các công ty bảo hiểm:

Theo Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì: các công ty bảo hiểm có tình hình tài chính an toàn, tổng tài sản, doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục tăng trƣởng khả quan. Cuối năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)