6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Quản lý kê khai thuế nhập khẩu
a. Quản lý khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu
Đó là những thủ tục cần thiết mà người khai Hải quan, người nộp thuế
cần khai báo với cơ quan Hải quan để hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia. Người khai hải quan cần kê khai những tiêu chí bắt buộc, đã quy định sẵn trên tờ khai hải quan để khai báo về hàng hóa nhập khẩu. Người khai hải quan phải tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã khai báo. Việc khai báo hải quan có hai hình thức: khai báo thủ công, và khai báo điện tử. Đối với việc khai báo hải quan thủ công, người khai hải quan cần nộp/ xuất trình các chứng từ giấy cần thiết để cơ quan Hải quan kiểm tra. Đối với việc khai báo hải quan
điện tử, người khai hải quan chuyển các thông tin qua dữ liệu điện tử để cơ
quan hải quan kiểm tra.
Hiện nay, theo điều 29 Luật hải quan năm 2014 thì việc khai hải quan
đều phải thực hiện theo phương thức điện tử, trừ các trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan trong 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Khi phát hiện có sai sót trong khai báo Hải quan, khai báo thuế, NKHQ/NNT được khai sửa chữa, bổ sung hồ sơ Hải quan, hồ sơ thuế theo quy định, thực hiện tiếp nghĩa vụ thuế và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
b. Quản lý khai báo thuế nhập khẩu
Khai thuế, tính thuế nhập khẩu:
- Khai thuế NK là việc NKHQ, NNT tự xác định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp theo đúng quy định của pháp luật. NKHQ, NNT thực hiện việc khai báo cho từng trường hợp cụ thể
theo đúng quy định tại các Luật quản lý thuế, Nghị định hướng dẫn Luật và theo các quy trình được hướng dẫn tại các Thông tư liên quan.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách thuế nhập khẩu đối với đối tượng NKHQ/NNT, loại hàng hóa phân loại theo mục đích sản xuất, kinh doanh, theo
đối tượng doanh nghiệp mà việc khai thuế NK là khác nhau. Cụ thể như sau: + Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa: Loại hàng hóa này thường được dùng với mục đích kinh doanh, bán buôn trên thị trường Việt Nam. NKHQ/NNT kê khai thuế và nộp thuế NK đầy đủ trước khi thông quan hàng hóa.
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài: Loại hàng hóa này được miễn thuế nhập khẩu, sau khi sản xuất sản phẩm, xuất khẩu cho đối tác nước ngoài thì cần thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Định kỳ chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, NKHQ/NNT phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan.Do đó, không phải kê khai, tính thuế nhập khẩu.
+ Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: Loại hàng hóa này thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, nếu NKHQ/NNT đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được hưởng ân hạn thuế
275 ngày. Sau khi sản xuất sản phẩm, xuất khẩu cho đối tác nước ngoài thì cần thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ ban hành quyết định không thu thuế nhập khẩu (nếu chưa nộp thuế) hoặc hoàn thuế nhập khẩu (nếu đã nộp thuế). Do đó,
NKHQ/NNT phải kê khai, tính thuế nhập khẩu đầy đủ.
+ Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: Loại hàng hóa này thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên doanh nghiệp chế xuất chỉđược hưởng ưu đãi về thuế khi nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng trong nội bộ, hoặc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài, hoặc gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Vi vậy, không phải kê khai tính thuế nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan.
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư: Loại hàng hóa này thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu, nhưng phải có Danh mục miễn thuế
hàng hóa nhập khẩu do Cục hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư cấp. Do vậy, NKHQ/NNT cần kê khai, xác định số
thuế nhập khẩu được miễn.
+ Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất: Loại hình này thuộc đối tượng chịu thuế NK, sau khi xuất khẩu sản phẩm cho đối tác nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu theo quy định. NKHQ/NNT phải kê khai, tính thuế nhập khẩu đầy đủ.
+ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt: Loại hình thuộc đối tượng miễn thuế NK, thẩm quyền xét miễn thuế là Tổng Cục hải quan. NKHQ/NNT nộp hồ sơ miễn thuế cho Tổng cục hải quan đểđược phê duyệt, sau khi có kết quả phê duyệt thì thực hiện thủ tục hải quan tại Cục hải quan hải quan nơi thuận tiện nhất và phải kê khai số thuế nhập khẩu được miễn.
+ Một số loại hàng hóa khác: đều thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, khai và nộp đủ thuế nhập khẩu theo quy định.
- Thời điểm tính thuế NK là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ
tính thuế và tỷ giá dùng để tính thuế theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trong đó:
+ Thuế suất: Thuế suất đối với hàng hóa NK gồm thuế suất ưu đãi, thuế
suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Muốn kiểm tra về thuế suất thì phải kiểm tra việc áp mã số HS của hàng hóa. Đây là các mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.
+ Giá tính thuế: Giá tính thuế đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế. - Cơ quan Hải quan tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế NK của NKHQ, NNT, tuy nhiên luôn có các biện pháp giám sát việc kê khai tính thuế
một cách hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của NKHQ, NNT, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Ấn định thuế NK:
- Về nguyên tắc quản lý thuế NK, NKHQ, NNT phải tự xác định số
thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế NK kê khai vào NSNN theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của NKHQ, NNT nên thực tế còn có trường hợp NKHQ, NNT không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các căn cứ để tính thuế NK, khai báo giá NK không đúng hoặc không tự tính được thuế... trong trường hợp đó Luật Quản lý thuế quy
định cơ quan Hải quan được quyền ấn định thuế NK và ra thông báo ấn
định thuế cho NKHQ, NNT. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế NK.
- Căn cứ để cơ quan Hải quan ấn định thuế nhập khẩu là lượng, trị
giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mã số HS, mức thuế suất NK của hàng hóa thực tế NK; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
- Các trường hợp phải ấn định thuế NK:
+ Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;
+ Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy
định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan Hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;
+ Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không
đúng với trị giá giao dịch thực tế;
+ Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.
- Tuỳ từng trường hợp, cơ quan Hải quan ấn định số thuế phải nộp (ấn
định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế
phải nộp.
Tiêu chí đánh giá:
Hiệu quả của công tác quản lý khai báo hải quan, khai thuế NK thường
được đánh giá bằng các tiêu chí:
- Số lượng tờ khai hàng hóa NK; - Kim ngạch hàng hóa NK;
- Tỷ lệ phân luồng kiểm tra; trong đó, tỷ lệ luồng đỏ kiểm tra thực tế
hàng hóa NK chiếm không quá 10% trên tổng số tờ khai hàng hóa NK.
1.2.3. Quản lý thu nộp thuế NK
hạn vào NSNN. Theo quy định của Luật quản lý thuế trước đây thì hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thường được ân hạn thuế nhập khẩu 30 ngày, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thì được ân hạn thuế nhập khẩu là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất.... Theo quy định mới tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số
21/2012/QH13 có hiệu lực ngày 01/07/2013 thì có một số thay đổi, cụ thể
như sau:
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hàng hóa NK kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, một số loại hàng hóa khác: phải nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hàng hóa. Tuy nhiên nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì việc bảo lãnh
được chấp nhận khi NKHQ/NNT đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Đồng thời số ngày
được bảo lãnh cũng theo quy định đối với từng trường hợp, như: hàng NK theo hợp đồng mua báo là không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng NK kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuấttối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất….
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài: không phải nộp thuế nhập khẩu.
+ Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, đối với NKHQ/NNT đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như: có hoạt động xuất nhập khẩu trên 2 năm tính đến ngày mở tờ khai hiện tại, không bị xử lý vi phạm hành chính, có cơ sở sản xuất…thì được ân hạn thuế
275 ngày.
+ Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: không phải nộp thuế
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư: đây là loại hàng hóa miễn thuế NK cần đăng ký danh mục miễn thuế NK nên cần kê khai, xác định số thuế nhập khẩu được miễn, không phải nộp thuế nhập khẩu.
+ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt: NKHQ/NNT khi làm thủ tục hải quan cần khai báo số thuế NK được miễn, số
thuế này được ân hạn 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan, sau khi có quyết định miễn thuế NK, NKHQ/NNT sẽ được điều chỉnh giảm số thuế NK này trên hệ thống kế toán tại cơ quan hải quan.
Hiện nay người nộp thuế có thể chuyển khoản số tiền thuế sang cơ
quan Hải quan thông qua việc kết nối dữ liệu điện tử của ngân hàng với kho bạc nhà nước và cơ quan hải quan. Bộ phận kế toán tại cơ quan hải quan có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc nộp thuế của người nộp thuế.
Đốc thu: là hình thức mà cơ quan hải quan đôn đốc, nhắc nhở các người khai hải quan, người nộp thuế chậm nộp thuế. Qúa thời hạn quy
định, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản số thuế NK nợ của người nộp thuế. Nếu người nộp thuế vẫn không chấp hành sau khi cơ quan hải quan gửi thông báo nhắc nhở ba lần thì cơ quan Hải quan tiến hành cưỡng chế việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK của người khai hải quan, người nộp thuế trên toàn quốc.
1.2.4. Quản lý miễn thuế NK, không thu thuế thuế NK, hoàn thuếNK, giảm thuế NK và nợ thuế NK NK, giảm thuế NK và nợ thuế NK
a. Quản lý miễn thuế, không thu thuế, hoàn thuế, giảm thuế NK
- Là việc người khai hải quan tự kê khai số thuế NK được miễn, giảm, hoàn và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai đó. Việc người khai hải quan
được miễn, giảm, hoàn thuế NK được quy định tại Điều 103, 114 Thông tư
+ Miễn thuế NK là việc cơ quan hải quan không thu thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển một nhóm loại hình nhập khẩu hoặc một nhóm
đối tượng cụ thể theo định hướng của nhà nước.
Đối với trường hợp phải đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, NKHQ/NNT cần phải đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế nhập khẩu của các dự án đầu tư tại Cục hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư. Sau khi danh mục đã được duyệt thì NKHQ/NNT khai thủ tục hải quan, tự tính, tự
khai số tiền thuế NK được miễn. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số
tiền thuế NK đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ
tục miễn thuế NK cho từng tờ khai hải quan theo quy định. Trường hợp cơ
quan hải quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc
đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử
phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, NKHQ/NNT có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong năm miễn thuế
cho cơ quan hải quan.
Đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, NKHQ/NNT chỉ cần khai báo thủ tục hải quan, tự xác định số thuế
miễn, sau đó các bước tiếp theo tương tự với trường hợp phải có Danh mục.
Đối với các trường hợp NNT gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, hoặc các trường hợp miễn thuế theo quy định của Chính phủ thì cần có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài Chính trình Thủ tướng chính phủ xem xét miễn thuế.
Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt thì NKHQ/NNT nộp hồ sơ đề nghị được NK hàng hóa theo mục
phê duyệt cho phép NK hàng hóa thì thực hiện thủ tục hải quan tại Cục hải quan hải quan nơi thuận tiện nhất. Thực hiện xong thủ tục hải quan, NKHQ/NNT gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế NK và Tổng cục hải quan ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu.
+ Không thu thuế NK là việc cơ quan hải quan ra quyết định không thu