6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI THÀNH PHỐ
2.3.1. Tuyên truyền các văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu
thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng luôn được Cục Hải quan TP Đà Nẵng quan tâm, sâu sát. Công tác tuyên truyền pháp luật được thể hiện nhiều hình thức đa dạng khác nhau: tuyên truyền trên website điện tử, tập huấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, bằng văn bản, trả lời trực tiếp…. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thuế nhập khẩu nên ý thức của người khai hải quan và người nộp thuếđược nâng cao hơn. Số thuế nhập khẩu qua các năm đều tăng lên (đã phân tích ở phần Thực trạng thu thuế NK) đã một phần chứng minh điều này. Kết quả của việc thực hiện công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về
thuế nhập khẩu được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu dưới đây:
Bảng 2.4. Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng từ năm 2011-2015 STT Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Công tác tuyên truyền thuế NK
1 Số lượng văn bản về thuế NK cập
nhật trên website 190 260 290 533 540 2 Số thủ tục hành chính thuế NK về
Hải quan đăng tải trên website 35 12 27 20 20 3 Số buổi tập huấn thuế NK cho DN 3 3 4 6 10 II Hỗ trợ NKHQ, NNT về thuế NK 4 Số lượng trả lời tư vấn về thuế NK trên website 27 41 47 53 60 5 Số lượt giải đáp vướng mắc về thuế NK trực tiếp 499 882 439 105 150 6 Số lượt giải đáp vướng mắc về
thuế NK qua điện thoại 46 84 270 761 780 7 Số lượt giải đáp vướng mắc về
thuế NK bằng văn bản 317 369 640 159 162
Dựa vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy công tác tuyên truyền văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu trên website đã đạt những hiệu quả nhất
định. Số các văn bản được cập nhật tăng lên, lượng người theo dõi tương tác tăng trên website cũng tăng lên (tiêu chí: trả lời tư vấn trên website). Điều này chứng tỏ ý thức về cập nhật tin tức về sự thay đổi hay ra đời mới của các văn bản pháp luật đã được người khai hải quan/ người nộp thuế quan tâm một cách đúng mực, họđã biết tự tìm hiểu về các thông tin liên quan đến việc khai báo hải quan. Như vậy, trang thông tin điện tử (website) Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc truyền tải những thông tin cần thiết, đồng thời diễn đàn trao đổi, tư vấn vướng mắc cho doanh nghiệp
đã đưa Website thật sự trở thành công cụ trao đổi thông tin hữu hiệu hai chiều không chỉ giữa Hải quan- Doanh nghiệp mà còn mở rộng ra với các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Bên cạnh đó từ năm 2011 trở đi, Cục hải quan TP Đà Nẵng đã bắt đầu triển khai các cách khai báo hải quan khai từ xa, khai hải quan điện tử…dần dần thay thế cho hình thức khai báo hải quan thủ công truyền thống. Do đó người khai hải quan/người nộp thuế ít tới cơ quan hải quan hơn, do đó các hình thức tư vấn trực tiếp có giảm xuống, và hình thức tư vấn qua điện thoại tăng lên nhiều. Hơn nữa cũng do ý thức cập nhật thông tin của người khai hải quan/người nộp thuế đã tăng lên nên các vướng mắc bằng văn bản cũng giảm hơn so với các năm trước.
Hơn nữa, Thuế suất nhập khẩu thay đổi qua các năm, chính vì thế các tư vấn chủ yếu, số lượng văn bản cập nhật qua các năm 2011-> 2015 cũng là biểu thuế suất nhập khẩu, cách áp mã số HS, hướng dẫn kiểm tra về các loại C/O, hướng dẫn các loại hàng hóa liên quan đến việc áp dụng thuế suất ưu đãi
đặc biệt. Đặc biệt trong năm 2013, Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, nên các vướng mắc chủ yếu về việc nộp thuế
ngay, bảo lãnh hàng hóa, ấn định thuế nhập khẩu đối với các tờ khai trong thời điểm giao thời cũng là nguyên nhân khiến số lượng văn bản hướng dẫn, tư vấn giải đáp vướng mắc về thuế NK trong năm tăng lên.
Năm 2014, 2015, số lượng văn bản hướng dẫn, các hình thức tư vấn cho doanh nghiệp cũng tăng lên hơn so với các năm (như: số lượng văn bản hướng dẫn, số thủ tục hành chính, số buổi tập huấn, số lượt giải đáp vướng mắc về thuế NK). Nguyên nhân là do năm 2014 Cục Hải quan TP Đà Nẵng triển khai hình thức khai báo hải quan điện tử VNACC/VCIS. Do đó, các vướng mắc chủ yếu là về cách khai báo thuế nhập khẩu của các loại hình nhập khẩu (như hàng kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu…). Trong năm 2015, thông tư 38/2015/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 đánh dấu bước tiến cải cách mạnh mẽ trong việc đơn giản hóa hồ sơ hải quan, tạo
điều kiện tối đa cho NKHQ/NNT trong việc khai báo, cũng như thông quan hàng hóa, tuy vậy cũng thắt chặt khâu thanh tra, kiểm tra sau thông quan. Chính vì vậy các vướng mắc, hướng dẫn chủ yếu là hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu đối với từng loại hình nhập khẩu, cách khai báo, quản lý hợp đồng gia công, cách thanh khoản đối với các loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.
2.3.2. Quản lý khai báo hải quan, kê khai thuế NK
a. Quản lý khai báo hải quan
Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khai báo hải quan nên đã từng bước giúp thay thế phương thức khai báo hải quan truyền thống (khai thủ công) sang khai báo hải quan từ xa, hải quan
điện tử, VNACCS/VCIS. Bước tiến này giúp việc khai báo hải quan dễ dàng, nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn. Một minh chứng có thể nhận thấy ngay là dữ liệu tại bảng số 2.5 thì số tờ khai qua các năm đều tăng lên trên 10%.
Bảng 2.5. Số tờ khai và kim ngạch nhập khẩu của Cục Hải quan TP Đà Nẵng qua các năm 2011-2015 Năm Số TK NK So với năm trước Kim ngạch NK (USD) So với năm trước 2011 23653 1,303,490,758.75 2012 26640 112.63% 1,166,923,462.71 89.52% 2013 32667 122.62% 1,146,904,812.65 98.28% 2014 156224 478.23% 1,342,683,400.21 117.07% 2015 258930 165.74% 1,330,779,179.67 99.11% (Nguồn: Cục Hải quan TP Đà Nẵng)
Hơn nữa, việc thông thoáng trong các chính sách pháp luật hải quan, giảm số lượng giấy tờ trong hồ sơ hải quan cũng là một nhân tố giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hơn.
Bên cạnh đó việc cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai báo thủ tục hải quan, phân luồng tờ khai thành 3 loại: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Điều này được thực hiện thông qua việc thu thập các thông tin của doanh nghiệp, đánh giá quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó xếp hạng doanh nghiệp để thực hiện tiêu chí phân tích, phân luồng tờ khai hải quan. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác khai báo hải quan nhằm giảm thiểu các thủ tục và mức độ kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan. Theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số
448/QĐ-TTg thì Ngành Hải quan phải giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuống còn dưới 10% vào năm 2015. Trên cơ sở đó, Kết quả phân luồng kiểm tra trong công tác giám sát Hải quan thể hiện tại bảng 2.6 cho thấy Hải quan TP Đà Nẵng đã thực hiện tốt, đảm bảo mục tiêu mà chiến lược đề ra; tỷ lệ
kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) giảm từ 10.16% vào năm 2011, xuống còn 7% vào năm 2015.
Bảng 2.6. Kết quả phân luồng kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu trong công tác giám sát Hải quan
Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ Tổng Năm Số lượng TK NK Tỉ lệ (%) Số lượng TK NK Tỉ lệ (%) Số lượng TK NK Tỉ lệ (%) Số lượng TK NK Tỉ lệ (%) 2011 13318 56.3 7931 33.5 2404 10.16 23653 100 2012 16905 63.46 7560 28.4 2175 8.16 26640 100 2013 14881 45.55 15081 46.16 2705 8.3 32667 100 2014 41044 26.27 102697 65.74 12483 8 156224 100 2015 81642 31.53 159260 61.5 18028 7 258930 100 (Nguồn: Cục Hải quan TP Đà Nẵng)
Về hình thức khai báo đối với tất cả các loại hình nhập khẩu đều khai báo các tiêu chí như nhau trên tờ khai hải quan điện tử, như: tên người xuất khẩu, nhập khẩu, loại hình nhập khẩu, cảng xếp hàng, dỡ hàng, tên hàng, mã số HS…Tuy nhiên, theo cách phân loại hàng hóa nhập khẩu theo mục đích sản xuất kinh doanh và áp dụng quản lý rủi ro thì việc kiểm tra khai báo được trọng tâm hơn. Cụ thể hơn:
- Tờ khai luồng xanh: miễn kiểm tra. Cơ quan hải quan không phải kiểm tra đối với các tờ khai luồng xanh, thực hiện theo nguyên tắc: NKHQ/NNT tự khai, tự chịu trách nhiệm.
- Tờ khai luồng vàng: kiểm tra hồ sơ hải quan, việc kiểm tra bắt đầu từ
lúc NKHQ/NNT gửi dữ liệu tờ khai hải quan kèm hồ sơ hải quan (ở dạng điện tử hoặc giấy). Bên cạnh việc kiểm tra các tiêu chí cơ bản về tên người xuất khẩu, nhập khẩu, loại hình nhập khẩu, cảng xếp hàng, dỡ hàng, số và ngày hóa đơn thương mại, hình thức vận chuyển thì cũng tùy thuộc vào loại hình hàng nhập khẩu mà việc kiểm tra chú trọng vào một sốđiểm.
hàng hóa khác: chú trọng kiểm tra xuất xứ, tên hàng, mã số HS. Bởi tiêu chí mã số HS liên quan đến xác định đúng thuế suất nhập khẩu, còn tiêu chí xuất xứ liên quan đến việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu thỏa mãn hàng hóa thuần túy, hoặc không thuần túy (theo mức độ quy định) thì hàng hóa sẽđược hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
+ Loại hình hàng hóa nhập đầu tư theo danh mục miễn thuế nhập khẩu; Loại hình NK hàng hóa phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt: chú trọng kiểm tra tên hàng, số lượng có phù hợp với Danh mục miễn thuế nhập khẩu không, kiểm tra mã số HS để xác định thuế suất nhập khẩu nhằm kiểm tra, quản lý số thuế nhập khẩu NKHQ/NNT khai báo được miễn.
+ Loại hình hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: đây là các loại hình được miễn thuế nhập khẩu nên chú trọng vào việc kiểm tra tên hàng hóa, số lượng, trị giá.
+ Loại hình hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: kiểm tra tên hàng, mã số HS, số lượng, trị giá để xác
định số thuế nhập khẩu phải nộp
Đối với loại hình SXXK, gia công: trước đây NKHQ phải khai báo hợp
đồng gia công đối với lô hàng đầu tiên thuộc hợp đồng, khai báo nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu, định mức sản phẩm xuất khẩu đối với lô hàng đầu tiên nhập khẩu, xuất khẩu. Như vậy trước khi quản lý khai báo tờ khai hải quan, cơ
quan hải quan phải quản lý việc khai báo hợp đồng gia công, mã nguyên liệu, mã sản phẩm, định mức của sản phẩm xuất khẩu. Theo hướng dẫn mới hiện nay (hiệu lực từ ngày 01/04/2015) thì NKHQ không phải khai báo với cơ quan hải quan về
hợp đồng gia công, định mức, nguyên liệu NK, sản phẩm xuất khẩu nữa, mà NKHQ tự lưu giữ ở trụ sở Công ty, chỉ xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra từ cơ
quan hải quan. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp mới thì phải kiểm tra cơ sở
sản xuất, năng lực sản xuất trước khi được thực hiện hai loại hình này.
+ Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất: chú trọng kiểm tra tên hàng, mã số HS, trị giá, bởi các tiêu chí này giúp cơ quan hải quan xác định số thuế nhập khẩu NKHQ/NNT phải nộp tạm thời. Đồng thời chú ý kiểm tra thời hạn tái xuất. Trường hợp NKHQ/NNT không tái xuất
đúng thời hạn hoặc có ý định chuyển hàng hóa tiêu thụ nội địa thì số thuế
nhập khẩu đã nộp sẽ không được hoàn lại.
- Tờ khai luồng đỏ: kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra hồ sơ
giống đối với kiểm tra tờ khai khai luồng vàng, việc kiểm tra này được thực hiện trước khi kiểm tra thực tế hang hóa. Đối với những tiêu chí chưa thể xác
định qua hồ sơ hải quan thì CBCC kiểm tra hồ sơ sẽ chuyển thong tin sang bộ
phận kiểm tra thực tếđể làm rõ.
b.Quản lý khai báo thuế NK
Khai báo thuế NK của NKHQ và kiểm tra việc khai báo thuế của cơ
quan hải quan là một phần không thể thiếu trong quy trình khai báo và kiểm tra thủ tục hải quan. Đối với cơ quan hải quan đây là bước tiếp theo sau quản lý khai báo hải quan. Do đó các áp dụng mới trong quản lý khai báo hải quan như ứng dụng CNTT, QLRR cũng đều được áp dụng trong quản lý khai báo thuế nói chung và khai báo thuế NK nói riêng. Quản lý khai báo thuế NK cũng tùy thuộc vào loại hình nhập khẩu hàng hóa, bởi có loại hình có thuế
NK, không chịu thuế NK, miễn thuế NK. Trong những năm qua, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã nỗ lực cải cách trong công tác quản lý khai báo thuế
Bảng 2.7. Số thuế NK qua các năm 2011-2015 của Cục Hải quan TP Đà Nẵng
Năm Số thuế NK (triệu đồng) So với năm trước
2011 256.996,4 2012 434.110,8 169% 2013 468.851,3 108% 2014 785.905,5 168% 2015 552.646,5 70,3% (Nguồn: Cục Hải quan TP Đà Nẵng) Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy số thuế nhập khẩu từ các năm 2011-2014 đều tăng lên. Chỉ riêng năm 2015 số thuế nhập khẩu giảm xuống, nguyên nhân là do sự sụt giảm về lượng nhập khẩu của mặt hàng xăng dầu
(đã phân tích ở mục Thực trạng thu thuế nhập khẩu tại TP Đà Nẵng). Như đã phân tích ở mục khai báo hải quan thì việc áp dụng QLRR là một bước tiến trong hiện đại hóa hải quan. Đối với khai báo thuế NK, thì thông qua việc
đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, phân luồng tờ khai, công tác kiểm tra khai thuế NK cũng được trọng tâm, trọng điểm hơn. Theo đó:
- Tờ khai luồng xanh: Lô hàng được miễn kiểm tra. Đối với các lô hàng nhập khẩu theo loại hình phải nộp thuế trước khi thông quan hàng thì NKHQ/NNT tự xác định số thuế nhập khẩu phải nộp và nộp tiền vào ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước. Sau khi số liệu được truyền đến cơ
quan hải quan thì lô hàng được tự động thông quan.
- Tờ khai luồng vàng: Lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan. Sau khi đã kiểm tra các tiêu chí về khai báo hải quan thì việc kiểm tra khai báo thuế cũng tùy thuộc vào từng loại hình nhập khẩu theo mục đích của NKHQ/NNT. Cụ thể: + Loại hình hàng hóa nhập khẩu kinh doanh: chú trọng kiểm tra đơn giá, trị giá khai báo của NKHQ/NNT. Bởi loại hình này chiếm tỷ trọng nộp thuế cao, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để kinh doanh, do đó thường
hay xảy ra gian lận về trị giá, nhằm trốn thuế, thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy cơ quan hải quan phải kiểm tra giá, so sánh giá của hàng hóa nhập khẩu với Danh mục hàng hóa quản lý rủi ro, Danh mục các loại hàng hóa có nguy cơ
gian lận cao, giá của loại hàng hóa giống hệt hoặc tương tự được nhập khẩu trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan. Việc làm này nhằm chống thất thu thuế, mang lại sự canh tranh công bằng đối với hàng hóa nội
địa và hàng hóa nhập khẩu.
+ Loại hình một số hàng hóa khác: kiểm tra tương tự như đối với hàng kinh doanh.
+ Loại hình hàng hóa nhập đầu tư theo danh mục miễn thuế nhập khẩu; Loại hình hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương