Những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại thành phố Đà Nẵng, thì công tác quản lý này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Biểu hiện cụ thể của những hạn chế này đó là:

- Về công tác tổ chức cán bộ: nhìn chung là phù hợp với tình hình thực tế của Cục Hải quan TP Đà Nẵng. Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số hạn chế: như

một số phòng ban theo yêu cầu cải cách hiện nay cần tăng cường lực lượng nhưng vẫn mỏng người (như phòng thanh tra, chi cục kiểm tra sau thông

quan), tình trạng luân chuyển cán bộ công chức chưa thực sự phù hợp với chuyên môn.

- Về năng lực của cán bộ công chức: với yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan hiện nay thì đòi hỏi cán bộ công chức phải không ngừng trau dồi nghiệp vụ, thực hành các kỹ năng sử dụng máy soi, chiếu, máy vi tính, khai thác các chương trình nghiệp vụ thành thạo. Tuy nhiên một số cán bộ công chức vẫn chưa bắt kịp được nhịp độ này.

- Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu: Các văn bản thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Việc cập nhật văn bản thường xuyên, tổ chức các buổi tập huấn khi có văn bản mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người khai hải quan.

- Việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ hải quan, ứng dụng CNTT trong khai báo hải quan đã tại điều kiện thuận lợi rất nhiều trong hoạt động nhập khẩu của NKHQ, giúp cơ quan hải quan quản lý thuế nhập khẩu nhanh, chính xác hơn. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một số kẻ hở trong công tác quản lý ở các khâu nghiệp vụ:

+ Quản lý khai báo hải quan, khai báo thuế NK: theo phương châm của ngành hải quan hiện nay là tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nên thông thoáng ở mặt tiền kiểm, thắt chặt mặt hậu kiểm. Do đó, tỉ lệ tờ khai NK luồng xanh tương đối cao, hàng hóa được thông quan ngay, miễn kiểm tra của cơ

quan hải quan nên nguy cơ rủi ro, gian lận thương mại cao. Hay nguy cơ

doanh nghiệp gian lận bằng cách mở nhiều tờ khai NK cho một lô hàng và chọn một tờ khai NK được miễn kiểm tra, khiến cơ quan hải quan khó kiểm soát. Điều này khiến cơ quan hải quan khi rà soát tờ khai NK hết hiệu lực để

hủy cần phải xác minh với các cửa khẩu xem hàng hóa có thực nhập hay thực xuất hay không. Việc xác minh gây rườm rà, tốn kém thời gian, công sức theo dõi, nguy cơ rủi ro cao.

+ Quản lý thu, nộp thuế NK: với việc liên kết với ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước, hải quan hiện nay thì việc thông quan hàng hóa trở

nên dễ dàng hơn. Khi doanh nghiệp nộp tiền vào ngân hàng thương mại, dữ

liệu truyền về cơ quan hải quan thì hàng hóa được thông quan ngay. Một số

doanh nghiệp lợi dụng điều này khi thông quan hàng xong thì hủy lệnh chuyển tiền tại ngân hàng trong ngày. Điều này gây rủi ro cao, thất thu cho ngân sách nhà nước.

+ Quản lý miễn, không thu thuế nhập khẩu: như đã phân tích ở phần khai báo hải quan: quản lý hải quan về nhập khẩu hàng gia công, sản xuất xuất khẩu rất thông thoáng: không phải khai báo trước nguyên liệu, sản phẩm, số hợp đồng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng mà để NKHQ tự quản lý, NKHQ chỉ nộp báo cáo quyết toán vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên việc quản lý này bước đầu đã bộc lộ một số hạn chế:

Hàng gia công: DN có thể tự ý thay đổi thời gian hiệu lực của hợp đồng gia công để tránh bị phạt vi phạm hành chính khi chuyển chậm nguyên liệu dư thừa khi kết thúc hợp đồng gia công.

Hàng sản xuất xuất khẩu: Những DN đủ điều kiện ân hạn thuế NK 275 ngày đối với loại hình SXXK thì theo quy định mới cùng một loại hình NK, cùng một mặt hàng NK, cùng lúc DN phải thực hiện 02 báo cáo, một báo cáo không thu thuế NK tương ứng với tờ khai XK (nhằm mục đích điều chỉnh giảm thuế NK các tờ khai NK được ân hạn thuế. Nếu DN không nộp hồ sơ

không thu thuế đúng hạn các tờ khai này sẽ bị thông báo nợ trên hệ thống kế

toán của cơ quan hải quan. DN sẽ bị đánh giá về tình trạng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, các tờ khai NK tiếp theo sẽ không được ân hạn thuế); hai là báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính (báo cáo nhằm mục đích quản lý, kiểm tra

lại những báo cáo về hồ sơ không thu thuế NK mà DN đã nộp và tình hình sử

dụng nguyên liệu vật tư của DN trog năm tài chính). Thực hiện 02 báo cáo cùng một mặt hàng NK, cùng loại hình NK khiến DN tốn kém thời gian báo cáo, khó khăn trong kết xuất chi tiết dữ liệu từ hệ thống kế toán DN.

Về bản chất kinh tế thì hai trường hợp hàng gia công và hàng SXXK là giống nhau, đều là hàng hóa NK để sản xuất hàng hóa XK, không tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng chế độ thuế NK, chế độ quản lý hải quan áp dụng khác nhau, gây khó khăn trong báo cáo quyết toán của DN cũng như cách quản lý của cơ quan hải quan.

+ Công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế NK: hiện nay khâu hậu kiểm rất quan trọng, bởi do tờ khai luồng xanh có tỉ lệ cao, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều, trừ các doanh nghiệp lớn, có vốn

đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít, địa chỉ khó tìm, doanh nghiệp vãng lai. Do đó việc kiểm tra sau thông quan, thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp gặp khó khăn, có trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, khó thu hồi thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)