Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a.V trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển

Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở

15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủđô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa

có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Do vậy, Thành phốĐà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

b. Khí hu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ

cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8

đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

c. Tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên khoáng sản:

- Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3

- Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung

ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.

- Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3- 0,5m. Trữ lượng khoảng 500.000m3.

- Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.

- Laterir: đến nay đã có 03 mỏđược nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm, Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek.

- Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol- Atek bị phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn, Đa Phước.

- Đất sét: trữ lượng khoảng 38 triệu m3.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ

yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.

Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ

nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch.

* Tài nguyên nước

- Biển, bờ biển:

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển). Với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ

sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ởđộ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

- Sông ngòi, ao hồ:

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.

* Tài nguyên đất

Với diện tích 1.255,53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305 km2); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan

trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 44 - 47)