6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Tăng cường kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhập khẩ u
khẩu
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan: Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ hết sức quan trọng, chống thất thu cho NSNN. Tuy nhiên thời gian hoạt động còn ngắn nên kinh nghiệm làm việc lẫn việc trang bị kiến thức cho khâu “ hậu kiểm” này vẫn còn nhiều hạn chế. Để công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả hơn cần kiểm tra có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng
điểm, tránh kiểm tra tràn lan mà không đạt hiệu quả lại gây phiền hà cho NHQ/NNT. Tức là những công tác này cần có kế hoạch cụ thể theo từng năm, phân loại theo chủđề (như: kiểm tra hàng SXXK, công tác thanh khoản, hàng có thuế suất cao…), đối tượng kiểm tra. Bởi nguồn nhân lực không cho phép các công việc tiến hành song song cùng một lúc nên cần phân chia hợp lý để
bố trí nhân lực phù hợp để làm việc, tránh ách tắc công việc.
Bên cạnh đó việc xây dựng các tiêu chí để thu thập thông tin cũng không kém phần quan trọng, bởi đây chính là cơ sởđể cơ quan hải quan quyết
định kiểm tra cái gì, kiểm tra doanh nghiệp nào. Các tiêu chí quan trọng cần thu thập khi quản lý thuế nhập khẩu như: các mặt hàng có thuế suất cao, trị
giá khai báo, các doanh nghiệp hay có vi phạm về thuế nhập khẩu, xuất xứ
hàng hóa. Dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro nhằm tìm ra đối tượng cần kiểm tra. Đối với những
đối tượng rủi ro cao cần phải được ưu tiên tiến hành kiểm tra trước. Còn đối tượng rủi ro thấp có thể tiến hành kiểm tra sau khi có điều kiện hoặc chấp nhận không kiểm tra nếu xét thấy chi phí bỏ ra cho việc kiểm tra quá cao so với số thuế có thể thu hồi được.
3.2.6. Nâng cao trình độ cán bộ công chức hải quan, luân chuyển CBCC hợp lý
Theo yêu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới, và hiện đại hóa ngành hải quan, thì trình độ cán bộ công chức hải quan phải đạt một tiêu chuẩn nhất
định để có thể tiếp thu nhanh những cái mới. Hơn nữa, khi giải quyết thủ tục hải quan đều có quy định thời gian giải quyết nhất định, chẳng hạn như giải quyết tờ khai nhập khẩu trong vòng 02 giờ khi nhận đủ hồ sơ, sửa chữa tờ
khai nhập khẩu trong vòng 02 giờ kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp hàng hóa chưa thông quan hoặc đã thông quan nhưng chưa quá 60 ngày, sửa chữa tờ khai nhập khẩu trong vòng 08 giờ kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp hàng hóa đã được kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc đã thông quan nhưng quá thời hạn 60 ngày. Và khi hiệp định TPP có hiệu lực thì thời gian thông quan hàng hóa càng được yêu cầu khắt khe hơn. Đồng thời, các hàng hóa từ các nước thành viên sẽ không cần xuất trình C/O vẫn được hưởng thuế
suất ưu đãi đặc biệt. Chính vì vậy mà trình độ của CBCC ( khả năng xử lý thủ
tục hải quan nhạy bén, có am hiểu về các loại hàng hóa của các nước ) là vô cùng quan trọng, là mấu chốt của vấn đề trong thời điểm này. Có năng lực tốt CBCC mới có thể giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng, đúng thời hạn mà lại chính xác. Do đó, đối với cán bộ công chức mới tuyển dụng, Cục hải quan cần đưa ra các tiêu chí khi tuyển như: có bằng đại học chính quy, đạt loại khá trở lên, nếu có bằng thạc sỹ thì khi được tuyển dụng sẽ được hưởng các ưu đãi về bậc lương….Còn đối với cán bộ công chức đã tuyển dụng thì thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện các để CBCC tham gia các khóa học về nghiệp
vụ chuyên môn về lĩnh vực mà công chức đang làm việc (như: thanh tra, KTSTQ, quyết toán hàng gia công, SXXK….). Định kỳ tổ chức các buổi khảo sát năng lực nghiệp vụ của CBCC. Đối với việc trang bị các kiến thức cần thiết để kiểm tra xuất xứ hàng hóa từ các nước thành viên khi hiệp định TPP có hiệu lực, Cục hải quan nên có các biện pháp đào tạo nhân lực ngay từ bây giờ, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu. Các kiến thức cơ bản về xuất xứ hàng hóa phải được đào tạo toàn bộ cho CBCC, thực hiện chuyên sâu đối với một nhóm CBCC nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí kinh phí
đào tạo.
Bên cạnh đó việc trau dồi phẩm chất đạo đức cho CBCC cũng rất quan trọng. Cục Hải quan nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm chung, giao cho các Chi cục thường xuyên nhắc nhở CBCC về trách nhiệm trong công việc, những điều CBCC được làm, không được làm, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong giải quyết công việc, trách vụ lợi cá nhân, gây bức xúc cho NKHQ/NNT, ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân khi nhận được các phản ảnh NKHQ/NNT, xác minh sự việc và xử lý kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Thực hiện luân chuyển CBCC định kỳ, nhưng cần quan tâm đến nhu cầu làm việc của từng chi cục, phòng ban; luân chuyển CBCC đi và đến đơn vị mới cần có năng lực chuyên môn tương đương, phù hợp với vị trí làm việc nhằm đảm bảo công việc được trôi chảy, tránh sai sót, cũng là phát huy tối đa năng lực, sở trường của CBBCC. Bên cạnh dó, việc phân bố quân số hợp lý cũng làm cho việc vận hành công việc tại các chi cục, phòng ban nhịp nhàng hơn, tránh trường hợp một CBCC phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc, gây quá tải, dễ sai xót. Hoặc Chi cục, phòng ban mỏng quân số quá, hoặc cán bộ
chuyên môn ít thì thường xin tăng cường thêm hoặc điều động tạm thời để
quyết của các chi cục, phòng ban khác. Do vậy, công tác tổ chức cán bộ mang tầm hết sức quan trọng, nó quyết định cách vận hành bộ máy của toàn Cục,
ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế. Chính vì vậy công tác này cần được quan tâm một cách đúng mực, thấu đáo.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan
- Kiện toàn hơn về hệ thống văn bản pháp luật, tránh sự chồng chéo, bất hợp lý, không ổn định dẫn đến ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế nhập khẩu.
+ Trả lời các vướng mắc nên trả lời rõ ràng, tránh tình trạng chung chung, gây khó khăn trong công tác giải quyết nghiệp vụ của cấp dưới.
+ Công tác báo cáo quyết toán hiện nay chưa có hướng dẫn rõ ràng cho trách nhiệm, nhiệm vụ của NKHQ/NNT, cơ quan hải quan. Kể từ khi thông tư
38/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/04/2015, thì công tác quyết toán (không thu thuế, hoàn thuếđối với hàng SXXK) được thay đổi thành một năm báo cáo một lần, chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên đến nay chưa có cách thức báo cáo rõ ràng, truyền và duyệt dữ liệu trên chương trình hải quan điện tử như thế nào. Điều này khiến các cơ
quan hải quan các cấp khó khăn trong việc hướng dẫn cụ thể cho NKHQ/NNT. Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn chi tiết trong thời gian sớm nhất.
+ Quy định về thời gian hiệu lực của hợp đồng gia công, để quản lý việc chuyển nguyên liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác.
+ Loại hình hàng hóa NK để SXXK nên được áp dụng theo chế độ
miễn thuế, để giải quyết tình trạng phải nộp 02 báo cáo đối cùng một mặt hàng NK, DN sẽ không phải nộp hồ sơ không thu thuế nữa mà thực hiện báo cáo 01 lần vào cuối năm tài chính, khiến việc quản lý của cơ quan hải quan
cũng dễ dàng hơn.
+ Ban hành những văn bản hướng dẫn mới cập nhật về hàng hóa xuất xứ thuần túy tại một số nước mà Việt Nam có thỏa thuận tối huệ quốc. Bởi các văn bản hướng dẫn hiện nay đã cũ, chủ yếu từ năm 2001, 2009, không phù hợp với tình hình phát triển của các nước hiện nay. Việc ban hành này nhằm để
CBCC nắm bắt được hiện nay các nước xuất khẩu sản xuất hoàn toàn được mặt hàng nào để việc kiểm tra C/O không chỉ là kiểm tra thể thức mà kiểm tra chú trọng kiểm tra về tiêu chí xuất xứ của các mặt hàng nhập khẩu.
Đặc biệt khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì việc kiểm tra tiêu chí xuất xứ vô cùng quan trọng bởi nó liên quan đến việc hưởng thuế suất ưu đãi rất nhiều. Do đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn kiểm tra tiêu chí xuất xứ
là vô cùng quan trọng, hết sức cấp thiết.
3.3.2. Kiến nghị với Lãnh đạo Cục Hải quan TP Đà Nẵng
Thường xuyên trau dồi trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho CBCC. Cụ thể như: tổ chức, hay tạo điều kiện cho CBCC tham gia các khóa học về phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa nhằm nâng cao trình độ về hóa học, vật lý...của CBCC để phân loại, áp mã số HS chính xác các loại hàng hóa khác nhau, khó phân biệt (hóa chất, các chất dung môi...). Đồng thời tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, có những biện pháp khen thưởng, động viên CBCC khi làm tốt nhiệm vụ để khuyến khích tinh thần tự giác học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ.
3.3.3. Kiến nghị với Thành phốĐà Nẵng
Chỉ đạo các Ban ngành phối kết hợp cơ quan Hải quan trong công tác quản lý thu thuế NK nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, phù hợp với tình hình hiện tại giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan khác trên địa bàn thành phố như Tài chính, Kho bạc, Thuế, Ngân hàng, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ theo các chỉ tiêu nghiên cứu và những tồn tại, những bất cập và các tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế NK trên địa bàn thành phốĐà Nẵng đã nêu ở chương 2. Tác giả đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế NK trong thời gian tới. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế NK hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo pháp luật về thuế NK được thực thi nghiêm minh, tạo môi trường kinh doanh bình
đẳng, thuận lợi cho DN, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc, chuẩn mực, các cam kết khi hội nhập quốc tế, nhằm đảm bảo cho Cục HQ TP Đà Nẵng quản lý chặt chẽ các khoản thu thuế NK, tránh thất thu thuế.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tham gia vào nhiều hiệp hội thương mại thế giới, mới đây là TPP. Chính vì thế mà Hải quan Việt Nam ngày càng phải cải cách thủ tục hành chính, hiện
đại hóa, nhằm phù hợp với các cam kết của các hiệp hội mà chúng ta là thành viên, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Hơn nữa, từ năm 2011-2015 được xem là những năm mà đất nước đang cố gắng thoát khỏi những ảnh hưởng cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới. Nhiệm vụ thu ngân sách trong những năm này cũng được xem là một khó khăn thách thức lớn đối với ngành Hải quan. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụđược giao, Cục Hải quan TP Đà Nẵng đã không ngừng phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt. Trong đó công tác quản lý thuế nhập khẩu cũng góp phần quan trọng không kém trong thành tựu này. Đây là sắc thuế đầu tiên
đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Do đó, quản lý tốt thuế nhập khẩu sẽ giúp cho việc quản lý tốt các sắc thuế khác. Bên cạnh những mặt thành công, vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong công tác quản lý này. Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới hết sức nặng nề, đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật phải kiện toàn hơn, chất lượng nhân sự cũng cần được nâng cao.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, trên cơ sở thực trạng công tác quản lý thuế NK trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn đã tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân những mặt hạn chế và
đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế NK trong thời gian tới nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế NK trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế NK sẽ là một bước tích cực giúp Cục hải quan TP Đà Nẵng sẽ hòa nhập tốt khi các quy định của các hiệp định thương mại sắp tới có hiệu lực, trong đó điểm nhấn là xóa bỏ thuế quan với
các nước thành viên, xác định xuất xứ hàng hóa, thời gian thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, những giải pháp trên còn mang nhiều tính gợi mở; đồng thời, do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, bản thân tác giả còn thiếu khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học vì vậy kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ cho luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Tài chính, (2015), Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015,Quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[2]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định 08/2015/NĐ- CP ngày 21/01/2015, Quy định chi tiết và biện pháp thi hànhLuậtHải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan,nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[3]. Cục Hải quan thành phốĐà Nẵng (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết công tác.
[4]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2007), Luật Quản lý thuế, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[5]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều Luật Quản lý thuế, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[6]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Hải quan, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[7]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thuế XK, thuế NK, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[8]. Thủ tướng chính phủ, (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011,Phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020.
[9]. Thủ tướng chính phủ, (2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phốĐà Nẵng đến năm 2020.
[10]. Thủ tướng chính phủ, (2011), Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 25/3/2011, Phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.
[11]. PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và truyền thông.
[12]. Đoàn Thanh Bình, (2015), Quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. [13]. PGS.TS Phan Thị Cúc, TS. Phan Hiển Minh, ThS. Nguyễn Thị Mỹ
Linh, ThS. Đoàn Văn Đính, ThS. Võ Văn Hợp, (2009), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản Tài chính.
[14]. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà, TS. ĐỖ
Thị Hải Ha (2012), GIáo tình quản lý học, NXB Đại học Kinh tế
Quốc Dân.
[15]. Hồ Thị Nguyệt, (2012), “Tăng cường công tác kiểm soát thuế XNK tại Cục Hải quan Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[16]. Bùi Nam Qúy, (2006), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cửa lò”,Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
[17]. Phan Lâm Huyền Trang, (2014), “Hoàn thiện quản lý thu thuế NK tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học
Đà Nẵng.
[18]. Ngô Thùy Trang, (2013), “Hoàn thiện công tác kế toán thuế XNK tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại