6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Quản lý miễn thuế NK, không thu thuế thuế NK, hoàn thuế NK,
a. Quản lý miễn thuế, không thu thuế, hoàn thuế, giảm thuế NK
- Là việc người khai hải quan tự kê khai số thuế NK được miễn, giảm, hoàn và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai đó. Việc người khai hải quan
được miễn, giảm, hoàn thuế NK được quy định tại Điều 103, 114 Thông tư
+ Miễn thuế NK là việc cơ quan hải quan không thu thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển một nhóm loại hình nhập khẩu hoặc một nhóm
đối tượng cụ thể theo định hướng của nhà nước.
Đối với trường hợp phải đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế nhập khẩu, NKHQ/NNT cần phải đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế nhập khẩu của các dự án đầu tư tại Cục hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư. Sau khi danh mục đã được duyệt thì NKHQ/NNT khai thủ tục hải quan, tự tính, tự
khai số tiền thuế NK được miễn. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số
tiền thuế NK đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ
tục miễn thuế NK cho từng tờ khai hải quan theo quy định. Trường hợp cơ
quan hải quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc
đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử
phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, NKHQ/NNT có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong năm miễn thuế
cho cơ quan hải quan.
Đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, NKHQ/NNT chỉ cần khai báo thủ tục hải quan, tự xác định số thuế
miễn, sau đó các bước tiếp theo tương tự với trường hợp phải có Danh mục.
Đối với các trường hợp NNT gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, hoặc các trường hợp miễn thuế theo quy định của Chính phủ thì cần có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài Chính trình Thủ tướng chính phủ xem xét miễn thuế.
Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt thì NKHQ/NNT nộp hồ sơ đề nghị được NK hàng hóa theo mục
phê duyệt cho phép NK hàng hóa thì thực hiện thủ tục hải quan tại Cục hải quan hải quan nơi thuận tiện nhất. Thực hiện xong thủ tục hải quan, NKHQ/NNT gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế NK và Tổng cục hải quan ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu.
+ Không thu thuế NK là việc cơ quan hải quan ra quyết định không thu số tiền thuế phải nộp sau khi người nộp thuế đã xuất khẩu sản phẩm được làm từ nguyên liệu nhập khẩu theo thời gian quy định.
Trước khi thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/04/2015:
Đối với trường hợp hàng hóa SXXK, NKHQ/NNT đủ điều kiện ân hạn thuế, thì thời gian ân hạn thuế nhập khẩu hàng nhập khẩu là 275 ngày (thuế giá trị
gia tăng thuộc đối tượng không chịu thuế). Số thuế nhập khẩu được ân hạn này được hạch toán vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan. Trong thời hạn đó, NKHQ/NNT phải sản xuất hàng hóa đã nhập khẩu thành sản phẩm để
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Các sản phẩm được xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu trong thời gian 275 ngày sẽ được cơ quan hải quan ban hành quyết định không thuế nhập khẩu (dựa trên báo cáo nguyên liệu nhập- xuất tồn cả về lượng và trị giá do DN nộp). Trường hợp ngược lại thì NKHQ/NNT phải nộp đủ số tiền thuế được ân hạn, và được hoàn thuế nếu xuất khẩu sản phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu.
Khi thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/04/2015: Thời gian ân hạn thuế NK, cách thức thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm không thay đổi. Nhưng việc quản lý báo cáo quyết toán không thực hiện như trước mà quản lý bằng hai báo cáo: báo cáo hồ sơ không thu thuế NK tương ứng với các tờ khai hàng hóa XK phát sinh trong năm tài chính (báo cáo về trị giá NK), và báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập- xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
+ Hoàn thuế nhập khẩu là việc cơ quan hải quan hoàn trả lại số tiền thuế nhập khẩu đã thu của đối tượng nộp thuế theo quy định. Các trường hợp cần hoàn thuế như: đã nộp thuế nhập khẩu NK nhưng thực tế không nhập khẩu, hoặc nhập khẩu ít hơn, hàng SXXK đã nộp thuế nay xuất sản phẩm ra nước ngoài, do được hưởng ưu đãi thuế NK do có giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa….NKHQ/NNT nộp hồ sơ hoàn thuế theo quy định, nêu rõ số tiền thuế nhập khẩu đã nộp và số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế NK, các quy định của pháp luật để giải quyết hồ sơ, hoàn thuế NK cho NKHQ/NNT theo quy định.
+ Giảm thuế NK là việc cơ quan hải quan giảm một phần hoặc hoàn toàn thuế nhập khẩu cho NKHQ/NNT khi NKHQ/NNT gặp phải sự cố hư
hỏng hàng hóa do các nguyên nhân khách quan, như: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, hàng hóa đang trong quá trình giám sát của cơ quan mà bị hư
hỏng mất mát được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Đối với các trường hợp nêu trên, NKHQ/NNT nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, giấy tờ chứng minh thiệt hại. Thẩm quyền xét giảm thuế NK là Chi cục trưởng chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
Tiêu chí đánh giá:
Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá công tác quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế NK như:
- Số tiền thuế NK được miễn; - Số tiền thuế NK được hoàn; - Số tiền thuế NK được giảm;
- Số tiền thuế NK được ra quyết định không thu thuế.
b. Quản lý nợ thuế NK
Nợ thuế NK trong hạn: Điều 42 thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định đối với các trường hợp được ân hạn thuế, và thời gian
được ân hạn (đã nêu chi tiết các trường hợp tại mục nộp thuế NK). Do đó các số thuế được nợ trong thời gian cho phép theo quy định của pháp luật thì gọi là nợ trong hạn.
Nợ thuế NK quá hạn: là các số thuế nợ chưa được nộp đúng thời hạn theo quy định. Đối với trường hợp này cơ quan Hải quan phải thực hiện biện pháp đốc thu để nhanh chóng thu hồi số thuế nợ của người khai hải quan.
Tiêu chí đánh giá:
Công tác quản lý nợ thuế NK được đánh giá thông qua:
- Số tiền thuế nhập khẩu nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ cưỡng chế; - Số tiền thuế nhập khẩu thu hồi được.