Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 25 - 27)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp khá phức tạp và không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Bởi lẽ rủi ro cho vay doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau mà không thể kiểm soát đƣợc.

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhƣ nhân tố môi trƣờng, nhân tố nội tại của ngân hàng cho vay và nhân tố thuộc về doanh nghiệp vay vốn.

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp phải xuyên suốt quá trình cho vay và quá trình hoạt động hay chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thu nợ chính cho khoản vay mà ngân hàng hƣớng tới khi cho vay chính là từ dòng tiền đƣợc tạo ra bởi phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy ngân hàng phải kiểm soát đƣợc hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp để kiểm soát rủi ro cho khoản vay.

So với hình thức cho vay cá nhân thì biện pháp kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp rõ ràng và cụ thể hơn do vậy công tác kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp thực hiện đƣợc thuận lợi hơn. Ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo kế toán, bên cạnh đó các tiêu chí đánh giá cũng nhƣ các biện pháp khá cụ thể và rõ ràng nhƣ: hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, qui trình thẩm định tín dụng, các tiêu chí về nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu,…

1.2.3. Mục đích và yêu cầu của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và luôn bị tác động bởi những biến đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng,... gây ra nhiều yếu tố bất định và ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, đây là nguồn trả lãi và gốc của doanh nghiệp vay vốn. Do vậy thông qua công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp của NHTM nhằm giảm khả năng xảy ra rủi ro, giảm tổn thất nếu rủi ro xảy ra, kiểm soát đƣợc mức độ thiệt hại trong giới hạn đề ra và cuối cùng là đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc an toàn, hiệu quả, phát triển bền

vững.

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu cụ thể nhƣ sau:

- Tạo lập đƣợc danh mục tín dụng cho vay doanh nghiệp hợp lý về cơ cấu ngành nghề, loại hình doanh nghiệp cũng nhƣ kỳ hạn cho vay. Danh mục tín dụng có khả năng sinh lời cao với mức rủi ro đƣợc kiểm soát.

- Tạo sự chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay dự án tốt có mức độ rủi ro thấp.

- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lƣợng danh mục tín dụng cho vay doanh nghiệp, thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ, đúng qui định.

- Có những qui định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bƣớc công việc trong quá trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV gia lai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)