8. Tổng quan tài liệu
3.2.3. Tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát nợ xấu
- Quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với khách hàng và ngƣời có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hƣởng dây chuyền trong nhóm khách hàng có liên quan, nguy cơ chuyển nhóm nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp kịp thời.
- Chú trọng việc kiểm soát về việc kéo nhóm nợ theo CIC .
+ Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm nợ do các tổ chức tín dụng khác theo CIC để đề xuất và triển khai các giải pháp xử lý kịp thời, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu.
+ Thƣờng xuyên đánh giá, theo dõi chặt chẽ khách hàng, khoản cấp tín dụng và tài sản bảo đảm, kịp thời nắm bắt thông tin tại các chi nhánh và tại các tổ chức tín dụng khác để đƣa ra phán quyết tín dụng và biện pháp ứng xử phù hợp, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.
+ Kiểm soát và xử lý cƣơng quyết, kịp thời các khoản nợ xấu khi phát sinh, xử lý trách nhiệm đối với những đơn vị, cá nhân buông lỏng kỷ cƣơng để phát sinh nợ xấu, đặc biệt do bị kéo nhóm nợ từ CIC
- Rà soát lãi dự thu, lãi treo, tập trung bám sát khách hàng để đôn đốc thu lãi, đặc biệt đối với các khách hàng có dƣ nợ lãi cao, lãi phát sinh của các
khoản nợ quá hạn và lãi treo. Kiểm soát chặt chẽ và triệt để thu lãi treo. Nâng cao hiệu quả quản trị đối với nợ lãi, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn do quá hạn lãi.
- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhƣng có triển vọng phục hồi, đảm bảo khả năng trả nợ khách hàng và hài hoà lợi ích với BIDV